Giai đoạn lập kế hoạch phát triển sản phẩm sẽ bao gồm các công việc như:
Mục tiêu cuối cùng của việc tạo ra các sản phẩm mới chính là sản phẩm đó phải đáp ứng nhu cầu cốt lõi của người dùng. Vì thế, Product Manager là người thường xuyên phải đối thoại với khách hàng. Họ cố gắng đi sâu vào việc tìm hiểu các trải nghiệm người dùng và các nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng. Những nhu cầu này là cơ sở để có thể phát triển các tính năng của sản phẩm hoặc một sản phẩm mới trong tương lai.
Product Manager chịu trách nhiệm chính trong việc xác định tầm nhìn cho sản phẩm, ra quyết định vấn các vấn đề cần phải giải quyết như sản phẩm dành cho ai và sử dụng khi nào. Để có thể làm điều này, họ phải phối hợp với các bên liên quan nghiên cứu dữ liệu khách hàng, xu hướng thị trường, phân tích tính cạnh tranh, các thông tin về tính khả thi và không khả thi của sản phẩm. Từ những kết quả nghiên cứu đó, có thể tạo ra tầm nhìn sản phẩm vẫn có thể làm hài lòng khách hàng và mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp.
Sau khi đã phân tích, tìm hiểu thị trường và khách hàng, Product Manager sẽ là người đề ra các chiến lược và trực tiếp lập kế hoạch phát triển sản phẩm. Họ sẽ quyết định các tính năng và giao diện của sản phẩm; lập các đề án liên quan đến UX Design; chia sẻ, phân công nhiệm vụ cho những bộ phận liên quan để thực hiện các công việc có trong bản kế hoạch.
Để các team có thể thực hiện công việc một cách đồng nhất và trơn tru thì Product Manager đóng vai trò vô cùng quan trọng. Product Manager sẽ là người kết nối, đồng thời là người thiết lập quy trình làm việc, giám sát đội ngũ trong quá trình sản xuất sản phẩm nhằm hướng tới mục tiêu chung cuối cùng là tạo ra sản phẩm đột phá và thành công.
>>> Xem thêm: 5 kiểu người hợp chuyển ngành sang Product Manager
Nếu như công việc của Project Manager sẽ kết thúc khi sản phẩm được hoàn thiện và tung ra thị trường thì vai trò của Product Manager lại không dừng lại ở đó. Nhìn ở một góc độ khác, có thể nói “đó mới là thời điểm và công việc của PM thực sự bắt đầu”. Ở giai đoạn này, Product Manager sẽ có những đầu việc chính như:
PM sẽ phối hợp với team marketing & sale để lập kế hoạch truyền thông, lên các kịch bản bán hàng và chăm sóc khách hàng nhằm đưa sản phẩm tới tay người dùng được tốt nhất, liệu mọi trường hợp có thể xảy ra để có thể kịp thời giải quyết và tối ưu hóa giá trị kinh doanh của sản phẩm.
Sau quá trình building, testing và launching sản phẩm, Product Manager sẽ tiến hành thu thập và theo dõi các dữ liệu về feedback của người dùng để nhận định được những phần đã tốt và chưa tốt cần phải bổ sung.
Sau khi đã có các dữ liệu về phản hồi của người dùng, PM sẽ đóng vai trò tư vấn, giải thích, tìm ra các vấn đề cho từng team: điều gì khiến người dùng không hài lòng? Tại sao lại có những vấn đề này? Giải pháp cần thực hiện là gì? Từ đó, các team có thể hiểu và bắt tay vào tối ưu các tính năng của sản phẩm một cách tốt nhất có thể hoặc có thể lên kế hoạch phát triển sản phẩm mới.
>>> Xem thêm: Tại sao Marketer - Salesman nên chuyển ngành sang Product Manager?
Product Manager là một vị trí đòi hỏi rất kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, PM lại được đánh giá là nghề rất tiềm năng dành cho mọi đối tượng, không nhất thiết phải có nền tảng về công nghệ trước đó. Chỉ cần bạn học theo lộ trình, hoàn toàn có thể bước chân vào nghề Product Manager.
Bạn có thể tham khảo KHÓA HỌC PRODUCT MANAGER tại MindX
✅ Khóa học cung cấp lộ trình từ cơ bản đến chuyên sâu theo phương pháp luận và thực tiễn quản lý mới nhất trên thế giới.
✅ Được trang bị full kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý, giao tiếp, kỹ năng đàm phán, lập kế hoạch,.. để xây dựng nhóm hiệu quả và trở thành người lãnh đạo toàn diện.
✅ Được thực hành làm các dự án mô phỏng theo quá trình làm việc thực tế của Product Manager trong các doanh nghiệp hiện nay. Bạn sẽ tự build được các sản phẩm có người dùng thật ngay cả khi có 0 năm kinh nghiệm.
✅ Ngoài ra, học viên còn được cam kết việc làm với mức lương tối thiểu từ 12 triệu.
👉 Tham khảo chi tiết khóa học Product Manager tại http://ldp.to/lo-trinh-hoc-product-management