post
Data Analyst
Thông tin hữu ích
1475

Hướng dẫn sử dụng Power BI từ A đến Z cho người mới bắt đầu

Power BI là công cụ hữu ích giúp kết nối, biến dữ liệu thô thành thông tin hữu ích, bảng biểu báo cáo khoá học. Hãy cùng tìm hiểu cách dùng Power BI chi tiết trong bài viết dưới đây.

Power BI là gì?

Power BI là một công cụ phân tích và trực quan hóa dữ liệu được phát triển bởi Microsoft, thuộc nhóm BI Tools trong Data Analysis. Đây là một nền tảng mạnh mẽ cho phép người dùng thu thập, xử lý, phân tích và trực quan hóa dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Power BI thường được sử dụng để tạo các báo cáo, dashboard và cung cấp cái nhìn sâu sắc về dữ liệu để hỗ trợ việc ra quyết định.

Một số tính năng chính của Power BI như: 

  • Kết nối dữ liệu đa dạng: Power BI có khả năng kết nối với nhiều nguồn dữ liệu như Excel, SQL Server, Google Analytics, SharePoint, và thậm chí cả các nguồn dữ liệu trực tuyến như API và dịch vụ đám mây.
  • Trực quan hóa dữ liệu: Cung cấp nhiều loại biểu đồ, đồ thị, bản đồ và các công cụ trực quan hóa dữ liệu để trình bày thông tin một cách rõ ràng và hấp dẫn.
  • Chuyển đổi dữ liệu: Power BI bao gồm Power Query, giúp xử lý, làm sạch và định hình dữ liệu trước khi phân tích.
  • Tích hợp AI: Power BI tích hợp các công cụ AI để phân tích dữ liệu nâng cao, như dự đoán xu hướng và khám phá mẫu.
  • Tương tác và tùy chỉnh: Người dùng có thể dễ dàng tương tác với các báo cáo bằng cách lọc, khoanh vùng hoặc drill-down vào các chi tiết.
  • Đám mây và di động: Power BI hỗ trợ lưu trữ trên đám mây (Power BI Service), chia sẻ báo cáo và dashboard trên nhiều thiết bị.
  • Tích hợp với Microsoft 365: Power BI hoạt động tốt với các sản phẩm Microsoft khác như Excel, Teams, và Azure, giúp nâng cao hiệu suất làm việc.

Tìm hiểu các bước cài đặt Power BI

Power BI là công cụ phân tích dữ liệu hiệu quả có thể cài đặt trên cả Windows và macOS. Cụ thể:

 

Trên Windows

 

Để cài đặt Power BI trên Windows, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Hệ điều hành: Windows 10, Windows 11; Windows Server 2012 R2, 2016, 2019.
  • Bộ vi xử lý: Tối thiểu 1 GHz hoặc nhanh hơn (x86/x64). Khuyến nghị 1.6 GHz hoặc nhanh hơn (x64).
  • Bộ nhớ (RAM): Tối thiểu 2GB (khuyến nghị 4GB trở lên).
  • Dung lượng đĩa cứng: Tối thiểu 1GB khả dụng (khuyến nghị 2GB trở lên khả dụng).
  • Độ phân giải màn hình: Tối thiểu 1440 x 900 hoặc 1600 x 1050 (khuyến nghị 1920 x 1080 hoặc cao hơn).
  • Phần mềm bổ trợ: .NET Framework 4.6.2 trở lên.
  • Trên macOS

Power BI Desktop không có phiên bản chính thức dành cho macOS. Vậy nên, nếu sử dụng máy ảo hoặc Dual Boot để tải Power BI, bạn phải đảm bảo rằng máy tính của mình có đủ tài nguyên (CPU, RAM, dung lượng ổ đĩa) để chạy mượt mà cả hai hệ điều hành.

  • CPU: Tối thiểu 2 nhân (khuyến nghị 4 nhân trở lên).
  • RAM: Tối thiểu 8GB (khuyến nghị 16GB trở lên).
  • Dung lượng ổ đĩa: Tối thiểu 20GB khả dụng (khuyến nghị 50GB trở lên).
  • Ổ cứng: Khuyến nghị SSD.

Bằng cách chuẩn bị đầy đủ những yêu cầu trên và thực hiện theo đúng hướng dẫn tải Power BI Tại đây, bạn đã có thể cài đặt công cụ này một cách thuận lợi trên cả hai hệ điều hành.

 

huong-dan-su-dung-power-bi-2.jpg

Tìm hiểu các bước cài đặt Power BI

Hướng dẫn cách dùng Power BI chi tiết dành cho người mới

Sau khi việc cài đặt hoàn tất, bạn bắt đầu cách sử dụng Power BI bằng cách nhấp vào biểu tượng Power BI trên màn hình máy tính và thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

 

Nhập dữ liệu vào Power BI

 

Nhập dữ liệu là bước quan trọng và đầu tiên để bạn có thể bắt đầu tiến hành phân tích và trực quan hóa thông tin trong Power BI. Power BI cung cấp các công cụ và tính năng linh hoạt giúp bạn kết nối và làm sạch dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách dễ dàng, hiệu quả. Cụ thể:

 

Kết nối với các nguồn dữ liệu

 

Power BI hỗ trợ kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như:

  • Tệp Excel: Kết nối và nhập dữ liệu từ các tệp Excel có sẵn trên máy tính.
  • Cơ sở dữ liệu: Kết nối với các cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL, Oracle để trực tiếp truy cập và sử dụng dữ liệu.
  • Dịch vụ đám mây: Kết nối với các dịch vụ đám mây như Azure SQL Database, Google Analytics, Salesforce,...
  • Các nguồn dữ liệu web: Kết nối với API hoặc các dịch vụ web để lấy dữ liệu trực tuyến.

Sử dụng Power Query Editor

 

Power BI có tính năng Power Query Editor giúp người dùng làm sạch và chuyển đổi dữ liệu một cách dễ dàng. Bằng cách áp dụng các bước biến đổi dữ liệu như lọc dữ liệu không cần thiết, thay đổi định dạng hoặc thêm cột tính toán, bạn có thể chuẩn bị dữ liệu cho việc phân tích một cách chính xác và hiệu quả.

 

Tối ưu hóa quá trình nhập dữ liệu trong Power BI

 

Bạn có thể tối ưu hóa quá trình nhập dữ liệu vào Power BI bằng các tính năng như:

  • Lên lịch cập nhật dữ liệu tự động: Cài đặt và quản lý lịch cập nhật dữ liệu từ nguồn tự động để bảo đảm rằng bạn luôn có dữ liệu mới nhất.
  • Áp dụng các thao tác biến đổi đối với toàn bộ dữ liệu: Tính năng này giúp bạn áp dụng các bước biến đổi dữ liệu đối với toàn bộ tập dữ liệu nhập vào.
huong-dan-su-dung-power-bi-3.jpg
Power BI hỗ trợ kết nối với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau

 

Tạo báo cáo trong Power BI

 

Power BI không chỉ giúp bạn phân tích dữ liệu mà còn cho phép tạo ra các báo cáo và biểu đồ trực quan để trình bày thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu. Quá trình tạo báo cáo trong Power BI được thực hiện qua các bước đơn giản sau đây:

 

Tạo bảng và biểu đồ

  • Thêm các Visual: Bạn có thể chọn từ một loạt các biểu đồ và đồ thị có sẵn trong Power BI Visualizations pane như cột, dòng, biểu đồ tròn, biểu đồ phân tán và nhiều loại khác.
  • Kéo và thả dữ liệu: Sử dụng Power BI Fields pane để kéo và thả các trường dữ liệu vào biểu đồ, từ đó tạo ra các visualizations phù hợp với nhu cầu phân tích của bạn.

Sử dụng các công cụ lọc và sắp xếp dữ liệu

  • Sử dụng Filters: Áp dụng các bộ lọc để lựa chọn và tinh chỉnh dữ liệu hiển thị trong báo cáo. Điều này giúp người dùng tập trung vào các phần quan trọng và loại bỏ những thông tin không cần thiết.
  • Sắp xếp dữ liệu: Power BI cung cấp các công cụ để sắp xếp dữ liệu theo thứ tự mong muốn, từ đó người dùng có thể đưa ra các nhận định chính xác và kịp thời.

Tối ưu hóa báo cáo

  • Điều chỉnh về mặt thẩm mỹ: Tùy chỉnh màu sắc, phông chữ, kích thước và các thuộc tính khác của báo cáo để tạo ra một giao diện hấp dẫn, dễ đọc.
  • Tạo các thông tin tương tác: Sử dụng các công cụ tương tác như Slicers, Drillthrough và Tooltips để cung cấp trải nghiệm tương tác tốt hơn cho người dùng cuối.

Power BI cho phép người dùng tạo ra các báo cáo chuyên nghiệp và trực quan mà không cần phải có kỹ năng lập trình phức tạp.

 

huong-dan-su-dung-power-bi-4.jpg

Power BI cho phép người dùng tạo ra các báo cáo chuyên nghiệp

 

Tùy chỉnh báo cáo trong công cụ Power BI

 

Dưới đây là các bước và tính năng quan trọng bạn nên biết khi thực hiện tùy chỉnh báo cáo trong Power BI:

 

Thay đổi màu sắc và phông chữ

  • Tùy chỉnh Theme: Power BI cho phép áp dụng các chủ đề màu sắc đã được thiết lập sẵn hoặc tạo ra chủ đề mới theo phong cách riêng. Điều này giúp tạo ra sự thống nhất và chuyên nghiệp cho các báo cáo của bạn.
  • Điều chỉnh phông chữ và kích thước: Sử dụng các công cụ Formatting để điều chỉnh phông chữ, kích thước chữ và căn chỉnh văn bản để làm cho báo cáo trở nên dễ đọc, thân thiện hơn với người xem.

Sử dụng các công cụ tương tác

  • Slicers và Filters: Thêm các Slicers và Filters vào báo cáo để người dùng có thể dễ dàng lọc và tùy chỉnh dữ liệu theo nhu cầu của họ.
  • Tooltip và Drillthrough: Tận dụng các công cụ Tooltip và Drillthrough để cung cấp thêm thông tin chi tiết hoặc phân tích sâu hơn khi người dùng tương tác với các visualizations trong báo cáo.

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng Power BI

  • Điều chỉnh các đặc tính visualizations: Tùy chỉnh các thuộc tính của từng visualizations như kích thước, độ rộng, chiều cao hoặc thứ tự sắp xếp để báo cáo trông thật chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn.
  • Tạo layout logic: Sắp xếp các thành phần trong báo cáo một cách logic giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm kiếm thông tin.

 

huong-dan-su-dung-power-bi-5.png
Thêm các Slicers vào báo cáo để người dùng dễ dàng lọc dữ liệu 

 

Chia sẻ báo cáo và Dashboards trong Power BI

 

Power BI không chỉ giúp tạo ra các báo cáo và dashboards mà còn cung cấp các công cụ để bạn có thể chia sẻ thông tin một cách dễ dàng, hiệu quả với đồng nghiệp và đối tác. Cụ thể như sau:

 

Chia sẻ báo cáo

  • Power BI Service: Sử dụng Power BI Service để tải lên và lưu trữ báo cáo trực tuyến. Bạn có thể chia sẻ các báo cáo này với các đồng nghiệp hoặc nhóm làm việc của mình chỉ bằng vài cú nhấp chuột.
  • Quản lý quyền truy cập: Điều chỉnh quyền truy cập vào các báo cáo để chỉ những người được bạn cho phép mới có thể xem, chỉnh sửa hoặc chia sẻ báo cáo.

Chia sẻ Dashboards

  • Tạo Dashboard: Tổ chức và hiển thị các visualizations quan trọng từ nhiều báo cáo vào một Dashboard duy nhất. Điều này giúp người dùng nhanh chóng nhìn thấy tổng quan và các thay đổi quan trọng của dữ liệu.
  • Chia sẻ Dashboard: Chia sẻ Dashboard với các thành viên trong tổ chức của bạn hoặc ngoài tổ chức thông qua liên kết được tạo sẵn.

Tính năng Collaboration

  • Giao tiếp và nhận xét: Sử dụng tính năng nhận xét giúp người dùng có thể đưa ra phản hồi, thảo luận trực tiếp trên các báo cáo và dashboards.
  • Xuất báo cáo: Power BI cho phép bạn xuất báo cáo và dashboards dưới dạng file PDF hoặc PowerPoint để chia sẻ ngoài hệ thống Power BI.
huong-dan-su-dung-power-bi-6.png
Chia sẻ các báo cáo trong Power BI với các đồng nghiệp hoặc nhóm làm việc

Một số mẹo và thủ thuật hay khi sử dụng Power BI mà bạn nên biết

Dưới đây là một số mẹo và thủ thuật giúp bạn tối ưu hóa việc sử dụng Power BI:

 

Sử dụng biến đổi dữ liệu trong Power Query

  • Thêm cột tính toán: Sử dụng công cụ Power Query để thêm các cột tính toán dựa trên dữ liệu hiện có, ví dụ như tính tổng, trung bình hoặc phân tích phân loại.
  • Lọc và làm sạch dữ liệu: Áp dụng các bước biến đổi để lọc dữ liệu không cần thiết, loại bỏ dữ liệu trùng lặp và chuẩn hóa dữ liệu để giữ cho báo cáo luôn chính xác, dễ đọc.

Tối ưu hóa thời gian tải dữ liệu vào Power BI

  • Sử dụng DirectQuery: Nếu dữ liệu của bạn có kích thước lớn, hãy sử dụng tính năng DirectQuery để trực tiếp truy vấn vào nguồn dữ liệu mà không cần phải tải xuống dữ liệu về.
  • Lên lịch cập nhật tự động: Thiết lập lịch cập nhật dữ liệu tự động để đảm bảo rằng bạn luôn có dữ liệu mới nhất để thực hiện phân tích và báo cáo.

Dùng DAX (Data Analysis Expressions)

  • Tạo các biểu thức tính toán phức tạp: Sử dụng DAX để tạo các biểu thức tính toán phức tạp như các chỉ số KPI, tỷ lệ tăng trưởng hoặc tính toán lợi nhuận.
  • Tối ưu hóa hiệu suất: Sử dụng DAX hiệu quả để tối ưu hóa hiệu suất tính toán trong các báo cáo lớn và phức tạp.

Sử dụng Bookmarks và Buttons để tạo các trang tự động

  • Tạo navigation trong báo cáo: Sử dụng Bookmarks, Buttons để tạo các trang tự động và cung cấp trải nghiệm người dùng tương tác tốt hơn với báo cáo.
  • Tích hợp các phương pháp trực quan: Kết hợp các visualizations và biểu đồ để tạo ra các báo cáo thú vị, dễ hiểu hơn cho người dùng cuối.

Có thể thấy, Power BI cung cấp rất nhiều tính năng mạnh mẽ và linh hoạt để bạn có thể dễ dàng tối ưu hóa quá trình phân tích và trình bày dữ liệu.

Lời kết

Hy vọng, thông qua những chia sẻ chi tiết về cách dùng Power BI dành cho người mới bắt đầu trên đây của MindX đã đem đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích.

 

Bạn có thể tham khảo KHOÁ HỌC DATA ANALYST, đào tạo bộ ba công cụ (SQL, Power BI và Python) và các kỹ năng toàn diện để trở thành 1 Data Analyst có thể làm việc thực tế. 

 

33@4x-100.jpg

 

Xem LỘ TRÌNH HỌC TẬP CHI TIẾT TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
hướng dẫn sử dụng power bi
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ