post
Tin tức
1338

Làm Data Analyst, bạn phải đối mặt với những khó khăn gì?

Data Analyst là công việc hot với mức lương hấp dẫn. Nhưng đi kèm với đó là rất nhiều khó khăn, áp lực mà bạn sẽ gặp phải. Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Những khó khăn mà DA phải đối mặt 

1. Thách thức về công cụ và ngôn ngữ công nghệ sử dụng 

Đối với việc phân tích dữ liệu, bạn phải làm việc với rất nhiều công cụ như Tableau, PowerBI trong việc Visualize, SQL trong việc truy vấn, xử lý dữ liệu, Python để mã hóa dữ liệu,... Tuy nhiên, không phải DA nào cũng cần biết sử dụng hết các công cụ và ngôn ngữ công nghệ trên. Tùy vào tính chất công việc và kỹ năng chuyên môn, một người làm phân tích dữ liệu sẽ sử dụng các công cụ linh hoạt để phục vụ cho công việc của mình. 

 

2. Khó khăn về giải quyết vấn đề 

Công cụ là phương thức để Data Analyst có thể chuyển hóa, xử lý hàng trăm cho đến hàng triệu cột dữ liệu dễ dàng hơn. Nhưng chắc chắn một điều rằng, công cụ vẫn mãi chỉ là công cụ, sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nếu DA chỉ dừng lại ở việc biết các tác vụ của công cụ thì ai cũng đều giỏi và đều có thể làm phân tích số. Điều khác biệt lớn nhất chính là ở tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề. Có tư duy tốt, bạn sẽ biết vận dụng công cụ thông minh và từ đó, khai thác tối ưu được dữ liệu, phục vụ nhu cầu cho doanh nghiệp. 

Nếu không giỏi thống kê cũng là 1 khó khăn đối với DA 

“Mặc dù các con số không nói dối, nhưng trên thực tế, chúng có thể được sử dụng để đánh lừa với sự thật nửa vời. Điều này được gọi là “sử dụng sai số liệu thống kê”. (Datapine). 

Đồng ý rằng, các công cụ như PowerBI, Tableau là “chiến thần” trong việc phân tích dữ liệu. Nhưng mọi thứ của chúng đã được thiết lập hoàn chỉnh, được tự động hóa với những chỉ số cố định, bảng dữ liệu phục vụ các bài toán được biết trước một định nghĩa trên các bảng điều khiển. Tuy nhiên, kết quả bạn nhận được sau khi phân tích vẫn có thể sai lệch nếu bạn lấy mẫu sai, bỏ qua đường cơ sở hoặc sử dụng dữ liệu không đủ mức độ tin cậy. Chính vì vậy, kỹ năng thống kê là cực kỳ quan trọng để tăng độ tin cậy cho dữ liệu bạn sử dụng. 

>>> Xem thêm: Các kỹ năng mà một Data Analyst chuyên nghiệp cần có

 

3. Trình độ tiếng anh

Có thể nói, khả năng ngoại ngữ là điểm yếu của nhiều DA. Công việc không đòi hỏi bạn phải quá thông thạo nhưng ít nhất bạn phải có khả năng nghe, hiểu,  giao tiếp trong công việc và có đủ vốn từ vựng chuyên ngành.

 

4. Áp lực công việc

Học tập và làm việc trong ngành công nghệ thông tin thì bạn phải luôn sẵn sàng đối mặt với những căng thẳng. Dữ liệu và số là những đầu việc không hề dễ xử lý. 

Bên cạnh đó, một trong những lo ngại lớn của Data Analyst là việc làm thêm giờ, hằng ngày đều có deadline cần xử lý,... Điều này cũng gây nên nhiều áp lực lên công việc của bạn..

Cách khắc phục khó khăn

1. Không ngừng học tập, đặc biệt là tự học

Để làm dày hơn kiến thức và rèn luyện khả năng tư duy logic về số, trước hết bạn cần không ngừng học tập, trau dồi kiến thức từ sách và các nguồn tài liệu uy tín. Bạn có thể tham gia các cuộc thi giải case do các doanh nghiệp hay những trường đại học danh tiếng tổ chức để trau dồi kinh nghiệm thực tế. Nếu có cơ hội, bạn có thể đề xuất với cấp trên thử làm các đầu việc liên quan đến phân tích số trong quá trình thực tập.

Tự học là một cách hiệu quả nhất giúp bạn thành công trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Tự học giúp nâng cao được ý thức, chủ động suy nghĩ, nghiền ngẫm những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Việc tự giác và độc lập nghiên cứu sẽ giúp kích thích não bộ tư duy và không ỷ lại. Ngay cả khi bạn bỏ tiền bạc và thời gian đi học tại trung tâm, thì bạn vẫn phải tự học rất nhiều. Bạn có thể tìm kiếm những khóa học vừa dạy lý thuyết vừa học thực hành. Bởi khi bạn tự mày mò làm project sẽ giúp bạn nhớ lâu và ngày càng tiến bộ. Từ đó, bạn được cọ sát với những domain khác nhau giúp bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tế. 

 

2. Đầu tư cho tiếng anh

Rõ ràng, nếu trình độ tiếng anh của bạn tốt thì bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc với mức lương cao. Chính vì thế, hãy dành một khoản đầu tư, cả về thời gian và tiền bạc, cho việc học ngoại ngữ để nâng tầm giá trị của bản thân bạn nhé!

Bên cạnh đó, bạn hãy tìm kiếm “thời gian vàng’’ để học tập, làm việc tập trung cao độ trong quá trình phân tích số. Hãy nghe nhạc, xem phim,... để thư giãn sau những giờ làm việc trí tuệ căng thẳng.

 

3. Đặt mục tiêu

Bạn nên hình thành thói quen đặt mục tiêu để tạo thêm động lực và giảm được áp lực trong quá trình làm việc. Ví dụ bạn đặt mục tiêu sau một năm làm data analyst thì phải deal lương lên được 50-70 triệu/ tháng. Như vậy, bạn sẽ cố gắng vượt qua chính bản thân mình trong công việc.

>>>Xem thêm tại: Làm sao để ứng tuyển vị trí Data Analyst dù bạn chưa có kinh nghiệm đi làm?

 

4. Đam mê

Khó khăn là vậy nhưng chỉ cần bạn có đam mê thực sự với nghề thì mọi căng thẳng trong công việc đều có thể vượt qua hết.

---------------------------------------------------------------

Nếu bạn đã sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và quyết tâm muốn trở thành một Data Analyst, hãy tham khảo một số khóa học uy tín để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng nhé.

 

Tham khảo Khóa học Data Analyst tại MindX - Lộ trình học 8 tháng, đào tạo toàn diện từ cơ bản đến nâng cao, và hỗ trợ giới thiệu việc làm. 

 

33@4x-100.jpg

Xem chi tiết lộ trình học TẠI ĐÂY

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ