post
Tin tức
980

Một vài thủ thuật CSS mà chính Front end có thể còn chưa biết (P1)

Một vài thủ thuật CSS mà chính Front end có thể còn chưa biết (P1)

CSS chưa bao giờ là khó để học, nhưng để viết ít code CSS nhất mà vẫn có thể cover được nhiều tình huống layout xảy ra thì không hề dễ dàng chút nào.

Thuần thục được món này đòi hỏi người làm UI có 1 sự trải nghiệm thật nhiều, va chạm với nhiều kiểu layout, bị dự án, bị khách hàng ép cho các tình huống xử lý layout khó để rồi phải đi tìm tòi và thế là am hiểu nó hơn.

Đây là 1 vài thủ thuật CSS mà trong quá trình làm việc mình gặp phải và học được cách giải quyết nó 1 cách đơn giản. 

>>> Một số thư viện animation cho anh em Frontend tham khảo

>>> Lập trình viên frontend là newbie nên bỏ túi những gì?

>>> Frontend testing và những điều cần chú trọng trong thử nghiệm

1. Giờ mới biết position: sticky lợi hại đến thế!!!

Thuộc tính này có lẽ không quá xa lạ với các dev Frontend, nhưng liệu rằng bạn có nhớ đến nó mỗi khi muốn sticky 1 element nào đó khi scrolling không? (Mình cũng hay quên, nhiều lúc cứ gặp trường hợp như này toàn lôi JS ra xử lý..thiệt là uổng phí)

Ví dụ dễ thấy nhất là trang Viblo, khu vực chứa số lượng vote của mỗi bài viết sẽ được sticky lại mỗi khi cuộn xuống như thế này

Mình đã làm riêng ra đây 1 ví dụ để các bạn dễ hình dung.

Vì Codepen yêu cầu bạn phải xác nhận "Tôi là con người", nên có thể bạn không preview trực tiếp kết quả demo ở đây được, mình sẽ đính kèm thêm link đến Codepen.

Link to demo on Codepen

Thật sự tính năng này đã giúp ích cho mình rất nhiều, nếu dự án của bạn khách hàng chỉ yêu cầu chạy trên Chrome và Firefox thì áp dụng nó tuyệt vời luôn.

"Vài năm trước đây" để xử lý tình huống trên mình phải viết 1 đoạn code JS (chủ yếu là jQuery) dài thiệt dài để mà xử lý được nó.

Chưa hết đâu, hãy thử tưởng tượng cái sticky kia mà áp dụng được vào để fixed header của table thì còn gì bằng nữa...

Mình bắt gặp trang Price của Dropbox có kiểu hiệu ứng fixed table header như này (Nhưng inspect element xem thử code, thì thấy họ đang sử dụng JS để control làm việc đó).

Thế thì hãy thử thách với position: sticky để xem nó có làm được không nhé!

Link to demo on Codepen

Được luôn các bạn ơi, hay quá..nhưng hãy để ý 1 chút, để sticky được header của table thì CSS Selector phải target đến th hoặc td nằm trong thẻ tr nhé.

Browser Support: IE KHÔNG (tương) THÍCH

Lại là IE vẫn chưa support thuộc tính này. Nếu cần support cho IE thì bạn có thể tham khảo qua polyfill này

https://caniuse.com/#feat=css-sticky

Đọc hiểu thêm

2. Mã màu rgb với syntax mới, dễ dàng thay đổi hơn.

Lại là 1 tính năng mới đang được phát triển của CSS Level 4, nhưng lần này không phải là Selector Level 4, mà là Color Level 4 

Ở phần 21 mình có đề cập đến CSS Selector Level 4 là gì rồi, các bạn có thể xem lại.

Hai tính năng được giới thiệu về sự thay đổi của mã màu rgb() đó là:

  1. Được sử dụng space làm separated giữa các tham số mã màu => rgb(255 0 0).
  2. Tích hợp luôn alpha vào mà không cần phải đổi từ rba sang rgba => rgb(255 0 0 / 50%).

Mã màu hsl cũng được thay đổi tương tự (Mình thì hầu như chưa bao giờ sử dụng đến kiểu khai báo màu này, nên không đề cập chi tiết về nó).

Link to demo on Codepen

Browser Support: VẪN LÀ IE KHÔNG HIỂU 

https://caniuse.com/#feat=mdn-css_types_color_space_separated_functional_notation

Đọc hiểu thêm

3. Cách để transition height

Bạn có thể sử dụng transition trong CSS3 để làm hiệu ứng chuyển động mờ dần với opacity hay transform các kiểu với scalerotate.. Nhưng không phải tất cả các thuộc tính trong CSS đều có thể "ăn" với transition được, điển hình trong đó là thuộc tính height: auto, mà bạn thường hay gặp nó trong kiểu hiệu ứng collapse.

Link to demo on Codepen

Bạn thấy đó, cứ tưởng rằng thuộc tính height sẽ được transition từ 0 đến auto => Nhưng trình duyệt không hề hiểu được.

Thử thay vì sử dụng auto, chuyển sang sử dụng đơn vị px cố định thử xem (ở đây :hover vào cho height của ul tăng lên 300px).

Link to demo on Codepen

Chạy được rồi, vậy là transition nó không hiểu height: auto là gì cả? (Đại khái ở đây là browser không tính toán ra được height là bao nhiêu, để mà đưa vào thực hiện phép tính toán transition kia)

Cơ mà set height bao nhiêu là đủ, với 300px ở trên thì list item đang bị thừa chiều cao của box ra quá nhiều (vùng background màu đỏ bị dư ra).

Lúc này, mình mới tìm ra max-height.

Link to demo on Codepen

Vẫn là 300px nhưng nếu là max-height thì lúc này chiều cao của box vừa fit đủ với chừng đó nội dung (lấy theo height).

Vậy giờ là bạn chỉ cần set max-height lớn hơn height thực tế, thì có thể transition được rồi đó.

Browser Support: TỐT

Cả 2 thuộc tính transition và max-height đều đang được các browser phổ biến support rất tốt.

https://caniuse.com/#feat=minmaxwhhttps://caniuse.com/#feat=css-transitions

Đọc hiểu thêm

Nguồn: Viblo.asia

 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ