post
34

Nguyên nhân nghiện game và 5 điều ba mẹ nên biết để giúp con khắc phục

Khi việc chơi game không được kiểm soát, trẻ có thể rơi vào tình trạng nghiện game, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và học tập. MindX sẽ đưa ra 5 lưu ý quan trọng để giúp con khắc phục tình trạng này.

1. Thực trạng nghiện game ở trẻ em hiện nay

Thống kê và số liệu về tình trạng nghiện game ở trẻ em

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung chứng nghiện game là một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD)

 

Có tới 70 – 80% số trẻ em từ 10 – 15 tuổi thích game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 – 15%. Tỷ lệ mắc nghiện game toàn cầu hiện ở mức 8,5% đối với nam, 3,5% đối với nữ. Trong tất cả các khu vực toàn cầu, Châu Á cho thấy tỷ lệ lưu hành cao nhất (6,3%), Bắc Mỹ (3,6%), Châu Đại Dương (3,0%) và Châu Âu (2,7%). Trẻ em và nhóm tuổi vị thành niên có tỷ lệ lưu hành cao nhất (6,6%).

 

8 copy 2@2x.pngCó tới 70 – 80% số trẻ em từ 10 – 15 tuổi thích game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 – 15%

 

Độ tuổi và đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất

 

Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ trẻ em nghiện game ngày càng gia tăng, đặc biệt trong nhóm trẻ từ 6 đến 15 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có nhiều thời gian rảnh rỗi và sở hữu tính cách tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh. Trò chơi điện tử với đồ họa bắt mắt, âm thanh sống động và hệ thống phần thưởng hấp dẫn trở thành một sức hút khó cưỡng với các con.

 

Các loại game phổ biến dễ gây nghiện

 

Trẻ từ 6-10 tuổi thường được coi là nhóm có tính hiếu kỳ cao, chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả của việc chơi game quá độ. Những tựa game có tính chất đơn giản, dễ hiểu nhưng gây nghiện cao như Subway SurfersTemple Run, hoặc Candy Crush thường thu hút trẻ nhỏ ở độ tuổi này, khiến các em dành nhiều thời gian để chơi, thậm chí lặp lại nhiều lần.

 

Trong khi đó, trẻ từ 11-15 tuổi lại bị hấp dẫn bởi các trò chơi phức tạp và thách thức hơn, như các game nhập vai (RPG), hành động, và chiến thuật như MinecraftFree Fire, và PUBG Mobile. Ở giai đoạn này, các em bắt đầu phát triển nhận thức xã hội, có nhu cầu kết nối và thể hiện bản thân với bạn bè đồng trang lứa.

2. Nguyên nhân của việc nghiện game ở trẻ

Game khiến trẻ giải phóng Dopamine - “Hóa chất” khen thưởng

 

Khi trẻ tham gia chơi game, đặc biệt là những game hấp dẫn, bộ não sẽ giải phóng dopamine, một hormone và chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến cảm giác vui vẻ và hài lòng. Dopamine giúp trẻ cảm thấy hưng phấn và tạo ra cảm giác khen thưởng khi vượt qua một màn chơi hoặc đạt được thành tích.

Cảm giác này khiến bộ não muốn lặp lại hành vi đó để tiếp tục cảm thấy thoải mái. Lâu dần, việc chơi game trở thành nhu cầu tự nhiên, và trẻ sẽ muốn chơi nhiều hơn để đạt được sự thỏa mãn từ dopamine.

 

Sự hấp dẫn đặc trưng của Game

 

Game thường mang lại sức hút mạnh mẽ nhờ đồ họa bắt mắt, âm thanh sống động và các phần thưởng thú vị. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh trong game khiến trẻ dễ dàng bị cuốn vào thế giới ảo. Các tính năng này được thiết kế nhằm giữ chân người chơi, tạo ra một vòng lặp gây nghiện, khiến trẻ càng chơi càng khó dừng lại.

 

8 copy 6@2x.pngGame thường mang lại sức hút mạnh mẽ nhờ đồ họa bắt mắt, âm thanh sống động và các phần thưởng thú vị

 

Thiếu giám sát và hướng dẫn từ cha mẹ

 

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ không giám sát hoặc không đưa ra các quy tắc rõ ràng về thời gian chơi game. Khi trẻ không có giới hạn, các con dễ dàng mất kiểm soát và bị cuốn vào game mà không nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực.

 

Trẻ tìm kiếm niềm vui hoặc giải tỏa căng thẳng qua game

 

Đôi khi, sự không công nhận từ gia đình/trường học cũng là nguyên nhân khiến con sa đà vào game, vì chơi game cho con cảm giác được chiến thắng, công nhận và khẳng định bản thân. Nhiều trẻ tìm đến game như một cách để giải tỏa căng thẳng hoặc thoát khỏi những vấn đề căng thẳng trong học tập. 

3. Biểu hiện của nghiện game mà ba mẹ nên chú ý

Dành nhiều thời gian chơi - khó ngừng chơi

 

Trẻ nghiện game thường dành phần lớn thời gian vào việc chơi, thậm chí bỏ qua các hoạt động khác như học tập, vui chơi ngoài trời, hoặc sinh hoạt cùng gia đình. Khi bị ngăn cản, trẻ thường tìm mọi cách để được quay lại với game, như van xin, hứa hẹn hoặc thậm chí cố tình phá vỡ quy tắc đã được đặt ra. Dấu hiệu này cho thấy trẻ đã mất kiểm soát và phụ thuộc vào game để tìm niềm vui.

 

Dễ cáu gắt, khó chịu khi bị ngăn cản

 

Một biểu hiện tâm lý rất phổ biến ở trẻ nghiện game là dễ cáu kỉnh và phản ứng tiêu cực khi không được phép chơi hoặc bị gián đoạn. Các cảm xúc này thể hiện qua lời nói và hành động thiếu kiềm chế như bực tức, la hét, hoặc thậm chí có những phản ứng gây tổn thương cho người xung quanh. Khi chơi game nhiều, bộ não của trẻ dần trở nên phụ thuộc vào cảm giác phấn khích mà game mang lại. Khi không đạt được sự thỏa mãn này, trẻ sẽ cảm thấy bức bối, khó chịu và dễ cáu gắt. 

 

Mất ngủ, mỏi mắt, thiếu tập trung

 

Việc chơi game trong thời gian dài và đặc biệt là vào buổi tối có thể khiến trẻ mất ngủ, mỏi mắt, thậm chí gây ra đau đầu và căng thẳng. Thiếu ngủ làm suy giảm trí nhớ và khả năng ghi nhớ thông tin, khiến trẻ dễ dàng bị xao nhãng và khó tập trung vào bài học hoặc các hoạt động khác. Bên cạnh đó, căng thẳng thị giác có thể dẫn đến các bệnh về mắt và các biểu hiện thể chất như mệt mỏi, suy nhược.

 

8 copy 5@2x.pngViệc chơi game trong thời gian dài và đặc biệt là vào buổi tối có thể khiến trẻ mất ngủ, mỏi mắt

Học lực giảm, ít giao tiếp

 

Kết quả học tập giảm sút, điểm thi thấp, thường xuyên không hoàn thành bài tập về nhà, có thể là dấu hiệu rõ ràng cho thấy trẻ đang bị ảnh hưởng bởi việc chơi game quá nhiều, ngoài ra, trẻ nghiện game có xu hướng xa lánh bạn bè và ít tham gia vào các hoạt động xã hội, dẫn đến cô lập và cảm giác bị cô đơn.

4. Hậu quả của việc nghiện game ở trẻ em

Căng Thẳng và Trầm Cảm

 

Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), trẻ em và thanh thiếu niên nghiện game có nguy cơ bị căng thẳng và trầm cảm cao hơn 2-3 lần so với những trẻ có thời gian sử dụng thiết bị hợp lý.

 

Game thường mang lại sự thỏa mãn tạm thời, nhưng khi không thể chơi hoặc gặp thất bại trong game, trẻ có thể trải qua cảm giác hụt hẫng, bức bối. Việc này làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm lý khi trẻ không được hỗ trợ từ gia đình và người lớn.

 

Suy giảm thị lực, béo phì, xương khớp

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 30% trẻ em nghiện game có vấn đề về thị lực, đặc biệt là cận thị. Ngoài ra, trẻ còn dễ gặp phải các vấn đề như đau mỏi vai gáy, lưng, và béo phì do ngồi sai tư thế hoặc ít vận động.

 

Học tập sa sút, sợ xã hội, ngại giao tiếp

 

Một nghiên cứu tại Đại học Iowa (Mỹ) cho thấy trẻ nghiện game thường có điểm số thấp hơn 15-20% so với bạn bè đồng trang lứa do thiếu tập trung và giảm thời gian học tập.

 

Không chỉ vậy, nghiện game còn ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội. Khi trẻ dành thời gian một mình chơi game, các kỹ năng giao tiếp và khả năng tương tác xã hội sẽ bị suy giảm, làm trẻ khó hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội và giảm khả năng làm việc nhóm.

 

Đứt gãy kết nối với gia đình và bạn bè

 

Theo một báo cáo từ Hiệp hội Nghiên cứu Gia đình tại Anh, 40% trẻ nghiện game có xu hướng xa cách với gia đình và bạn bè. Việc quá chú tâm vào game khiến trẻ không còn hứng thú hoặc thời gian để tham gia các hoạt động chung với gia đình hoặc kết nối với bạn bè, dẫn đến cảm giác cô lập và thiếu gắn kết. Trẻ có thể trở nên phòng thủ, dễ cáu gắt khi bị yêu cầu giảm thời gian chơi game, gây ra căng thẳng trong mối quan hệ với cha mẹ và người thân.

5. Cha mẹ nên làm gì khi con nghiện game?

Không Nên Cấm Đoán Hoàn Toàn 

 

Thay vì cấm con tiếp xúc với game, cha mẹ có thể lựa chọn các game mang tính giáo dục và giải trí lành mạnh. Điều này giúp trẻ tiếp cận với công nghệ một cách tích cực, đồng thời học hỏi được các kỹ năng mới từ những trò chơi mang tính giáo dục cao. 

Một số game ba mẹ có thể tham khảo như: 

  • Minecraft: Education Edition: Phiên bản giáo dục của Minecraft được thiết kế với nhiều bài học tương tác, giúp trẻ hiểu về môi trường, lập trình cơ bản, và kỹ năng giải quyết vấn đề. 
  • Prodigy Math Game: Trò chơi toán học này kết hợp giữa yếu tố phiêu lưu và giải toán, giúp trẻ học toán thông qua các câu đố và nhiệm vụ. 
  • Civilization VI: Đây là một game chiến lược xoay quanh việc xây dựng và phát triển nền văn minh qua các thời đại. Trẻ sẽ học về lịch sử, văn hóa, kinh tế, và ngoại giao của các quốc gia.
  • Zoo Tyco: Trò chơi này cho phép trẻ xây dựng và quản lý một sở thú, từ đó học hỏi về các loài động vật, môi trường sống tự nhiên của chúng, và cách bảo vệ các loài đang gặp nguy hiểm. Zoo Tycoon giúp trẻ phát triển kiến thức về sinh học và động vật học.

Thiết Lập Thời Gian Chơi Hợp Lý và Quản Lý Thời Gian Sử Dụng

 

Quản lý thời gian chơi game là rất cần thiết để tránh tình trạng lạm dụng. Cha mẹ có thể đề ra quy định rõ ràng về thời gian chơi mỗi ngày, giúp trẻ hình thành thói quen tự kiểm soát và tránh xa nguy cơ nghiện game.

 

Để giúp cha mẹ quản lý thời gian chơi game của trẻ và hỗ trợ trẻ hình thành thói quen tự kiểm soát, có một số công cụ và ứng dụng hữu ích có thể đồng hành:

 

Google Family Link: Đây là công cụ miễn phí của Google, giúp cha mẹ quản lý thời gian sử dụng thiết bị của trẻ, bao gồm cả thời gian chơi game. Cha mẹ có thể cài đặt giới hạn thời gian, xem báo cáo hàng ngày và định vị vị trí của trẻ.

 

Ba mẹ có thể để đăng ký nhận thông tin hướng dẫn cài đặt dùng Google Family Link tại mẫu đăng ký bên phải! 

8 copy@2x.pngĐây là công cụ miễn phí của Google, giúp cha mẹ quản lý thời gian sử dụng thiết bị của trẻ, bao gồm cả thời gian chơi game.

 

Apple Screen Time: Tích hợp sẵn trên các thiết bị iOS, Screen Time giúp cha mẹ theo dõi thời gian sử dụng ứng dụng và đặt giới hạn cho từng loại ứng dụng hoặc game cụ thể. Cha mẹ cũng có thể thiết lập thời gian “nghỉ” và kiểm soát ứng dụng nào trẻ có thể dùng vào các khung giờ khác nhau.

 

Microsoft Family Safety: Microsoft Family Safety hỗ trợ quản lý thời gian sử dụng của trẻ trên các thiết bị chạy Windows và Xbox. Cha mẹ có thể thiết lập giới hạn cho từng ứng dụng, theo dõi thời gian chơi và xem báo cáo về thói quen sử dụng.

 

Qustodio: Đây là một ứng dụng quản lý thời gian sử dụng khá mạnh mẽ, giúp cha mẹ kiểm soát cả thời gian chơi game và truy cập internet. Qustodio cho phép thiết lập giới hạn thời gian, lọc nội dung không phù hợp và theo dõi thời gian thực hoạt động của trẻ.

 

Khuyến Khích Trẻ Tham Gia Các Hoạt Động Thể Thao và Ngoại Khóa

 

Các hoạt động thể thao và ngoại khóa không chỉ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất. Việc tham gia những hoạt động này giúp trẻ phát triển toàn diện và có thêm niềm vui ngoài game.

 

Dưới đây là một số hoạt động ngoại khóa bổ ích và đa dạng mà phụ huynh có thể tham khảo:

  • Dã ngoại, cắm trại cuối tuần: Giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, học cách bảo vệ môi trường, và phát triển kỹ năng sinh tồn.
  • Bóng đá: Giúp trẻ rèn luyện thể lực, sự phối hợp đồng đội, và kỹ năng giao tiếp.
  • Bơi lội: Tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp cơ thể săn chắc và phát triển các kỹ năng an toàn dưới nước.
  • Bóng rổ: Rèn luyện chiều cao, khả năng phản xạ nhanh và tinh thần đồng đội.
  • Cầu lông hoặc bóng bàn: Phát triển khả năng tập trung, phản xạ, và giữ gìn sức khỏe.
  • Chạy bộ hoặc đạp xe: Các môn đơn giản nhưng hiệu quả cho sức khỏe tim mạch và sức bền.
  • Trồng cây hoặc làm vườn: Trẻ được học về chu kỳ phát triển của thực vật, tính kiên nhẫn và trách nhiệm chăm sóc cây cối.

Đồng Hành và Tìm Hiểu Sở Thích Khác Của Trẻ

 

Cha mẹ nên dành thời gian để lắng nghe và khám phá sở thích của trẻ ngoài game. Cha mẹ có thể giới thiệu cho trẻ những hoạt động ngoại khóa liên quan đến sở thích của trẻ. Việc “phân tán” quan tâm vào các hoạt động lành mạnh sẽ khiến trẻ không còn thời gian rảnh nhàm chán để “vùi đầu” vào game.

 

Ví dụ, nếu trẻ thích công nghệ, cha mẹ có thể hướng trẻ đến những hoạt động như lập trình, lắp ráp mô hình, hoặc các lớp khoa học thực hành. Nếu trẻ thích sáng tạo, có thể gợi ý học vẽ, thủ công, hoặc làm đồ handmade.

 

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Công Nghệ Tích Cực

 

Thay vì tìm cách cấm con dùng máy tính, điện thoại vì sợ con chơi game, ba mẹ hãy khuyến khích con sử dụng công nghệ vào việc học tập và phát triển kỹ năng. 

 

Ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin, tự học qua các ứng dụng giáo dục, và tham gia các khóa học trực tuyến.

 

hoc-lap-trinh-game.pngLập trình giúp con phát triển tư duy logic, thành thạo máy tính và kỹ năng giải quyết vấn đề

 

Ba mẹ cũng có thể bắt đầu bằng cách hướng dẫn trẻ làm quen với các tính năng cơ bản của máy tính như cách lưu trữ dữ liệu, quản lý thư mục, sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản (Word, Excel, PowerPoint). Biết cách làm chủ các chức năng cơ bản này sẽ giúp trẻ sử dụng máy tính để phục vụ cho việc học tập và quản lý thông tin một cách hiệu quả.

 

Bằng việc cho trẻ tham gia các trải nghiệm sáng tạo công nghệ miễn phí, con có thể học cách tận dụng công nghệ một cách tích cực và sáng tạo. Hoạt động này giúp con phát triển tư duy logic, thành thạo máy tính và kỹ năng giải quyết vấn đề. Dùng công nghệ đúng cách giúp trẻ học cách kiểm soát thời gian sử dụng máy tính.

 

Hiện MindX đang có các khoá học công nghệ cùng TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ mà ba mẹ có thể cho con tham gia: 

 

Khoá học Lập trình dành cho trẻ 9-17 tuổi 

 

Khoá Lập trình Robotics dành cho trẻ 4-10 tuổi 

 

Khoá học Digital Art & Design (Mỹ thuật số) dành cho trẻ 9-17 tuổi

 

Việc nghiện game không chỉ xuất phát từ sự hấp dẫn của trò chơi mà còn liên quan đến tâm lý, nhu cầu kết nối và sự phát triển của trẻ. Với tình yêu thương và sự đồng hành kiên nhẫn, ba mẹ có thể giúp con xây dựng thói quen lành mạnh, biết cách quản lý thời gian và hướng đến những hoạt động tích cực hơn. Trên đây là những lời khuyên mà Mindx dành cho ba mẹ, hy vọng ba mẹ có thể khuyến khích con khám phá và phát triển bản thân một cách lành mạnh.

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ