Dữ liệu là một trong các yếu tố quan trọng đối, quyết định sự thành công của việc sử dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, và quy trình kinh doanh mới.
Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của Data Analysis là khả năng hiểu rõ khách hàng. Nhờ vào việc phân tích dữ liệu về hành vi và sở thích của khách hàng, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng nhu cầu cụ thể của mỗi khách hàng.
Data Analysis còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và hệ thống thống quản lý nhân sự thông qua khả năng tối ưu quản lý hàng tồn kho, cải thiện dịch vụ khách hàng, cải thiện quá trình tuyển dụng, phát triển nhân sự.
Một trong ba ảnh hưởng khác từ Data Analysis tới doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số không thể bỏ qua khả năng dự đoán xu hướng tương lai. Sở dĩ, Data Analysis có thể làm được điều này là dựa trên kết quả phân tích Big Data, để đưa ra xu hướng chung, so sánh sự thay đổi các kết quả với nhau và đưa ra dự báo về xu hướng thị trường trong tương lai. Trong đó, Phân tích dữ liệu có thể dự báo được cung, cầu, xu hướng tiêu dùng, quản trị rủi ro và đề xuất các ý tưởng, cơ hội mới.
Hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề hiện nay đều ứng dụng ít nhất một phần dữ liệu vào việc phát triển và kinh doanh, ví dụ như: Tài chính - Ngân hàng, IT, Marketing, giáo dục, Bảo hiểm, Nông nghiệp, sản xuất và lắp ráp,... Vì thế, Data Analyst cũng là một vị trí quan trọng, không thể thiếu trong bộ máy nhân sự của những lĩnh vực này.
Vị trí Data Analyst làm việc trong lĩnh vực tài chính thường được gọi với những cái tên khác như Quantitative Analyst, Financial Analyst,... Họ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và tận dụng dữ liệu tài chính. Các nhiệm vụ chính của Data Analyst bao gồm quản lý và xử lý dữ liệu tài chính, phân tích tài chính, dự đoán và mô hình hóa tài chính, phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính, phân tích thị trường và cạnh tranh, quản lý rủi ro tài chính và tối ưu hóa hoạt động nội bộ.
Vị trí Data Analyst trong ngành này đòi hỏi kiến thức về tài chính và kỹ năng phân tích dữ liệu, đóng vai trò quan trọng đối với việc đề xuất chiến lược dựa trên kết quả phân tích dữ liệu.
Quá trình phát triển phần mềm bao gồm các giai đoạn như thiết kế, xây dựng và duy trì các ứng dụng và hệ thống phần mềm và dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong hầu hết những giai đoạn đó. Công việc của Data Analyst sẽ bao gồm: phân tích hiệu suất ứng dụng, dữ liệu sản phẩm, phân tích dữ liệu dự án,..
Ngoài Data Analyst, bạn cũng có thể làm các vị trí chuyên môn hơn cần kỹ năng phân tích dữ liệu như chuyên viên kiểm tra chất lượng phần mềm (QA Analyst); Chuyên viên quản lý dữ liệu phần mềm (PO Analyst).
Data Analyst trong ngành truyền thông, marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, phân tích, và hiểu dữ liệu khách hàng để tạo ra chiến dịch truyền thông hiệu quả, đo lường hiệu suất quảng cáo. Các kết quả từ Data Analysis còn là cơ sở để điều chỉnh chiến lược truyền thông giúp tối ưu hóa hiệu suất và tương tác với khách hàng.
Ngoài ra, các vị trí thường thấy trong ngành truyền thông, marketing cũng chuyên về phân tích dữ liệu như: Market Research Analyst; Seo Analyst, Digital Marketer,...
>>> Xem thêm: Quy trình 6 bước phân tích dữ liệu trong Marketing
Data Analyst là người thu thập các dữ liệu tài chính cá nhân, doanh nghiệp, phân tích các dữ liệu này để xác định xu hướng và nhu cầu của từng tệp khách hàng. Trong ngành bảo hiểm, Data Analyst cần tận dụng dữ liệu có sẵn để đánh giá nhu cầu tìm kiếm sản phẩm của khách hàng, đề xuất xây dựng sản phẩm bảo hiểm, cải tiến các sản phẩm có sẵn theo kết quả dữ liệu, chính là xu hướng thị trường bảo hiểm.
Vai trò của Data Analyst trong ngành này bao gồm việc phân tích dữ liệu để hiểu và tối ưu hóa hoạt động, dự đoán xu hướng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra đề xuất, quyết định chiến lược dựa trên kết quả số liệu.
Trong ngành này, Data Analyst phân tích dữ liệu để tối ưu hóa quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Data Analyst giúp doanh nghiệp hiểu về thông tin từ dữ liệu bằng việc theo dõi và đánh giá chất lượng, dự đoán hiệu suất.
Trong ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp, Data Analyst tiếp nhận dữ liệu về sản phẩm từ bộ phận kiểm định, sau đó phân tích các số liệu này để đánh giá chất lượng, đề xuất các giải pháp tối ưu quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Data Analyst là người quản lý các dữ liệu về máy móc, chi phí sản xuất nên họ sẽ là người đưa ra các đề xuất và báo cáo kết quả dữ liệu để xây dựng chiến lược sản xuất.
Data Analyst trong ngành giáo dục là người nắm bắt và quản lý các dữ liệu về người học, nhân lực trong ngành... họ phân tích các dữ liệu có sẵn để tìm ra xu hướng ngành nghề, hành vi của người học, đánh giá chất lượng giáo dục... Data Analyst sẽ báo cáo các kết quả phân tích này để giúp các tổ chức giáo dục.
Để trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cần phải có 2 yếu tố:
Kiến thức phân tích dữ liệu cơ bản nhất bao gồm:
Kiến thức về ngành nghề là yếu tố quan trọng, phục vụ đắc lực và tránh cho công việc phân tích dữ liệu đi sai hướng.
Vì vậy, bạn có thể bắt đầu từ chính ngành nghề mình đang học và làm việc, trau dồi thêm các kỹ năng và kiến thức về phân tích dữ liệu để ứng dụng vào lĩnh vực đó.
Bài viết trên đây của MindX đã cùng các bạn tìm hiểu về ảnh hưởng của Data Analysis tới các công ty, doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số cũng như vai trò của Data Analyst trong các ngành nghề khác nhau.
Tham khảo Khóa học Data Analyst tại MindX - Lộ trình đào tạo theo mục tiêu giúp bạn có thể trở thành nhà phân tích dữ liệu chỉ trong thời gian ngắn.
Xem chi tiết lộ trình học tập tại: KHOÁ HỌC DATA ANALYST