post
Công nghệ
Sự nghiệp
5427

Lương Data Analyst hiện nay là bao nhiêu? Thống kê năm 2023

Data Analyst hiện đang là vị trí có mức lương thuộc top đầu trong ngành IT (Theo Vietnam It Market Report 2022 - Topdev). Nhưng cụ thể thu nhập của Data Analyst ở Việt Nam là bao nhiêu? Liệu đây có phải lĩnh vực đáng để theo đuổi đối với người mới bắt đầu? Hãy cùng xem chi tiết lương Data Analyst cập nhật mới nhất năm 2023 ở bài viết này nhé!

Mức lương của ngành Data Analysis cập nhật mới nhất hiện nay

Dưới đây là bảng thống kê lương của Data Analyst trung bình theo số năm kinh nghiệm từ Vietnam IT Market Report 2022:

Biểu đồ lương data analyst
Biểu đồ thông kê lương Data Analyst theo số năm kinh nghiệm (Nguồn: Vietnam IT Market Report)

 

Rất khó để có thể biết được chính xác làm Data Analyst lương bao nhiêu bởi nó còn phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau như trình độ học vấn, khu vực, kinh nghiệm, kỹ năng mềm,...

 

Theo thống kê, với những người có 0 - 3 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình hàng tháng sẽ rơi vào $800, tương đương 18 triệu đồng. Người đã đi làm từ 3 - 5 năm sẽ kiếm được $1500/tháng (khoảng 35 triệu đồng) và những người với 5 - 10 năm làm việc sẽ nhận được thu nhập lên đến $2000/tháng, tương ứng 47 triệu đồng.

Mức lương của ngành phân tích dữ liệu bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Mức lương của Data Analyst bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Mức lương Data Analyst bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

1. Vị trí - Cấp bậc

Giống như những ngành nghề khác, cấp bậc đóng vai trò rất quan trọng tác động đến lương Data Analyst. Ở những vị trí với trách nhiệm và khối lượng công việc nặng hơn thì đồng nghĩa thu nhập sẽ cao hơn. Theo Careerbuilder, cụ thể:

 

  • Thực tập sinh: Mức lương sẽ dao động từ 3 - 4 triệu đồng/tháng.
  • Sinh viên mới tốt nghiệp: Thu nhập một tháng khoảng 10-13 triệu đồng.
  • Nhân viên: Trung bình kiếm được 16 - 18 triệu đồng/tháng.
  • Trưởng phòng: Mức thu nhập dao động 35 - 38 triệu đồng/tháng.

 

2. Số năm kinh nghiệm

 

Số năm kinh nghiệm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lương Data Analyst. Đây là điều dễ hiểu bởi sinh viên mới ra trường thường chưa quen việc và có nhiều cơ hội tiếp xúc các dự án thực tế nên chắc chắn thu nhập sẽ thấp hơn so với những người đã đi làm lâu năm.

 

Theo Vietnam IT Market Report, đối với ngành phân tích dữ liệu, dù là thực tập sinh hay người vừa chuyển ngành đều đã nhận được mức lương trên 10 triệu đồng. Tuy nhiên để có thể gia tăng thu nhập, kinh nghiệm dày dặn sẽ quyết định rất nhiều đến thu nhập hàng tháng của Data Analyst.

 

3. Địa điểm làm việc

 

Tuỳ vào tốc độ phát triển giữa các tỉnh thành, thu nhập của Data Analyst sẽ có sự chênh lệch rõ rệt. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... mức lương trung bình sẽ cao hơn các tỉnh thành khác. Thông thường con số này dao động từ 2 - 4 triệu đồng/tháng.

 

4. Lĩnh vực hoạt động

 

Thực tế, mức lương của bất kỳ ngành nghề nào cũng chịu ảnh hưởng bởi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, và Data Analyst không nằm ngoại lệ. Một nhà phân tích dữ liệu có thể hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, ngân hàng, y tế, tài chính,... Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại những công ty chuyên sâu về Data thì thu nhập chắc chắn sẽ nhỉnh hơn so với công ty chuyên về sản phẩm công nghệ. Mức độ chênh lệch này thường sẽ dao động từ 5 - 10 triệu đồng. Do đó, tuỳ vào mức độ cần thiết, tính chất công việc mà lương Data Analyst sẽ có sự khác nhau.

Cách cải thiện mức lương cho Fresher Data Analyst

Cách cải thiện lương cho Data Analyst
Cách cải thiện lương cho Data Analyst

 

Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lương Data Analyst, đặc biệt trong khi thị trường nhân lực đang có sự thay đổi từng ngày như hiện nay. Tuy nhiên, nếu là người mới bắt đầu, bạn vẫn hoàn toàn có thể cải thiện thu nhập của mình bằng cách:

1. Trau dồi kiến thức một cách bài bản nhất

 

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, để thành công và đạt được mức lương như mong muốn, Data Analyst nên dành nhiều thời gian nỗ lực trau dồi, củng cố chuyên môn và “nâng cấp" bản thân. Không chỉ am hiểu ngôn ngữ lập trình SQL, Python, Power BI,... Data Analyst còn cần học những kiến thức nền tảng để nắm vững bản chất của cơ sở dữ liệu và biết cách vận dụng vào các báo cáo phân tích thực tế của doanh nghiệp. Mặc dù là Fresher nhưng nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao nếu bạn có tư duy tốt, nền tảng vững chắc về phân tích dữ liệu và sẽ không ngại chi trả mức lương cao hơn so với mặt bằng chung.

 

2. Cải thiện kỹ năng mềm

 

Ngoài nền tảng kiến thức vững thì khả năng giao tiếp, quản lý sắp xếp thời gian và sự cẩn thận tỉ mỉ cũng vô cùng quan trọng trong ngành phân tích dữ liệu. Data Analyst không chỉ giao tiếp với số liệu mà còn báo cáo, thuyết phục đối tác, các phòng ban khác như Product Manager, Developer, BA,... để đưa ra kết quả phân tích một cách hiệu quả và chỉn chu. Hay kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ giúp nhà phân tích dữ liệu hoàn thành dự án đúng tiến độ. Chính vì vậy, bạn cần dành nhiều thời gian cải thiện thêm kỹ năng mềm, đặc biệt là Tiếng Anh để gia nhập ngành Data Analysis dễ dàng hơn.

 

3. Tạo Portfolio và CV chỉn chu, chuyên nghiệp

 

CV và Portfolio được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, bởi nó thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như tính cẩn thận của ứng viên. Vì vậy hãy tập trung thể hiện những điểm mạnh và kỹ năng của bản thân trong lĩnh vực Data. Ví dụ, với Portfolio, bạn nên trình bày một cách khoa học các công cụ và ngôn ngữ lập trình mình đã biết như SQL, Python, Power BI theo từng mục rõ ràng. Trong đó có thể liệt kê 1 - 2 projects để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã có kinh nghiệm thực tế, từ đó tạo cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp cùng mức lương hấp dẫn.

 

4. Tham gia các khóa học lấy chứng chỉ chuyên sâu

 

Nếu bạn là người mới chưa có chuyên môn hay đã đi làm một thời gian nhưng muốn trau dồi thêm kiến thức để tăng khả năng thăng tiến, những khoá học với lộ trình chuyên sâu sẽ giúp bạn có đủ điều kiện ứng tuyển vào vị trí quan trọng hơn. Mặc dù chứng chỉ không phải là điều kiện bắt buộc, nhưng nó sẽ là một điểm cộng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, đặc biệt với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành Data Analyst từ con số 0, hãy bắt đầu tìm hiểu các khóa học để được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao.

 

33@4x-100.jpg

Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, đăng ký nhận tư vấn lộ trình học Data Analyst phù hợp TẠI ĐÂY

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ
Bài viết nổi bật