Performance Marketing là một chiến lược tiếp thị trực tuyến tập trung vào việc đạt được các kết quả cụ thể và có thể đo lường được. Thay vì trả tiền dựa trên số lần hiển thị hoặc lượt xem, Performance Marketing yêu cầu các nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi một hành động xác định trước được hoàn thành. Những hành động này có thể là nhấp chuột (click), lượt xem trang (impressions), lượt để lại thông tin đăng ký (conversion), mua hàng (sales), hoặc bất kỳ hình thức tương tác nào mà doanh nghiệp muốn khuyến khích.
Performance Marketing bao gồm nhiều hình thức tiếp thị khác nhau như Affiliate Marketing, Search Engine Marketing (SEM), Social Media Marketing, và các loại quảng cáo trả phí khác. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo của họ bằng cách chỉ trả tiền cho những kết quả cụ thể, mang lại hiệu quả cao hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống.
Performance marketing gắn liền với các công việc chuyên môn của nhân sự Digital Marketing, Content Marketing, SEO Marketing hay Social Media Marketing,...
Trong thời đại số hóa ngày nay, Performance Marketing đã trở thành một phần không thể thiếu của các chiến lược tiếp thị. Điều này là do nhiều lý do sau:
Performance Marketing cho phép các doanh nghiệp theo dõi và đo lường hiệu quả của từng chiến dịch một cách chính xác. Các công cụ phân tích và theo dõi như Google Analytics, Facebook Ads Manager, và các nền tảng khác cung cấp dữ liệu chi tiết về hiệu suất của các quảng cáo. Điều này giúp các marketer dễ dàng tối ưu hóa chiến dịch của mình dựa trên dữ liệu thực tế, từ đó cải thiện kết quả và ROI (Return on Investment).
Với Performance Marketing, doanh nghiệp chỉ trả tiền cho những hành động cụ thể đã được hoàn thành, giúp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo. Điều này đảm bảo rằng mỗi đồng tiền chi tiêu đều mang lại giá trị thực sự, tránh lãng phí nguồn lực.
Các chiến dịch Performance Marketing có thể được điều chỉnh và tối ưu hóa theo thời gian thực dựa trên dữ liệu thu thập được. Điều này giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với các thay đổi trong thị trường và hành vi của người tiêu dùng, đảm bảo chiến lược marketing luôn hiệu quả.
Các chiến dịch Performance Marketing có thể được điều chỉnh và tối ưu hóa theo thời gian thực dựa trên dữ liệu thu thập được
Performance Marketing cho phép các doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách chính xác hơn thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như nhắm mục tiêu theo hành vi, địa lý, nhân khẩu học và sở thích. Điều này giúp tăng cường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Bằng cách chỉ trả tiền cho các kết quả cụ thể, Performance Marketing giúp các doanh nghiệp sử dụng ngân sách quảng cáo một cách hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những người có nguồn lực tài chính hạn chế.
Social Media Marketing bao gồm việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter, LinkedIn để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Các chiến dịch có thể bao gồm quảng cáo trả phí hoặc nội dung tự nhiên (organic content).
Social Media Marketing giúp các marketer:
Facebook Ads là 1 hình thức của Social Media Marketing
Search Engine Marketing (SEM) bao gồm việc sử dụng quảng cáo trả tiền để tăng khả năng hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Coccoc. Hình thức này chủ yếu bao gồm quảng cáo Google Ads, nơi doanh nghiệp trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo (Pay-Per-Click - PPC).
Search Engine Marketer giúp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng, có nhu cầu thực sự bởi chỉ khi khách hàng tìm kiếm những từ khóa liên quan đến sản phẩm và nhấn vào quảng cáo của bạn thì chiến dịch mới tiêu tiền. Bên cạnh đó, SEM giúp marketer dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch.
Affiliate Marketing là một mô hình tiếp thị dựa trên kết quả, trong đó các đối tác (affiliates) quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và nhận hoa hồng khi có khách hàng thực hiện hành động cụ thể như mua hàng hoặc đăng ký. Đây là hình thức quảng cáo hiệu quả vì doanh nghiệp chỉ trả tiền khi có kết quả, giảm thiểu rủi ro và chi phí.
Ví dụ các chương trình tiếp thị liên kết của Shopee, Amazon hay Tiktok đang cực kỳ phổ biến hiện nay.
Native Ads (quảng cáo tự nhiên) là quảng cáo trả phí trên các nền tảng như: trang báo điện tử, các kênh truyền thông xã hội, website và các ứng dụng,… Chúng là hình thức được sắp xếp đan xen với các nội dung tương tự các bài viết khiến người dùng khó nhận biết đó là bài quảng cáo. Native Ads được bắt gặp nhiều trên các trang báo lớn của Việt Nam như: 24h, vietnamnet, VNexpress,..
Native Ads
Email Marketing là việc gửi các email quảng cáo hoặc thông tin tới một nhóm người dùng cụ thể. Đây là hình thức tiếp thị hiệu quả để duy trì liên lạc với khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng.
Performance Marketing còn bao gồm nhiều hình thức quảng cáo trả phí khác như Pay-Per-Click (PPC) và Display Ads.
Pay-Per-Click (PPC): Là mô hình quảng cáo trong đó doanh nghiệp trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ được nhấp vào. Đây là một cách hiệu quả để kéo lưu lượng truy cập đến trang web.
Display Ads: Quảng cáo hiển thị bao gồm các hình ảnh, video, hoặc văn bản xuất hiện trên các trang web hoặc ứng dụng. Display Ads thường được sử dụng để tăng nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng mới. Bạn có thể nhìn thấy một Display Ads trên youtube hoặc banner trên trang chủ của trình duyệt CocCoc hoặc các tại các trang web khác.
Trong Performance Marketing, việc theo dõi và đánh giá các chỉ số hiệu suất (KPIs) là vô cùng quan trọng để đảm bảo các chiến dịch tiếp thị đạt được mục tiêu đề ra. Dưới đây là các chỉ số KPIs quan trọng mà bạn cần hiểu rõ:
CPA, hay Cost Per Action, là chi phí mà một nhà quảng cáo phải trả cho mỗi hành động cụ thể mà khách hàng thực hiện sau khi nhìn thấy hoặc tương tác với quảng cáo. Các hành động này có thể bao gồm việc mua hàng, nhắn tin qua messenger, đăng ký qua landing page/website, tải ứng dụng, hoặc bất kỳ hành động chuyển đổi nào khác mà nhà quảng cáo mong muốn.
CPA cho phép bạn đánh giá hiệu quả chi phí của các chiến dịch tiếp thị dựa trên kết quả cụ thể, giúp tối ưu hóa ngân sách và cải thiện ROI (Return on Investment).
Cách tính:
CPL, hay Cost Per Lead, là chi phí mà bạn phải trả cho mỗi khách hàng tiềm năng (lead) mà bạn thu thập được từ chiến dịch quảng cáo. Lead có thể là một người cung cấp thông tin liên hệ của họ qua biểu mẫu đăng ký, đăng ký nhận bản tin, hoặc tải về tài liệu,...
CPL giúp bạn đo lường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị trong việc thu hút khách hàng tiềm năng, từ đó tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo để giảm chi phí và tăng số lượng lead chất lượng.
Cách tính:
CPC, hay Cost Per Click, là chi phí mà bạn phải trả cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Đây là một mô hình thanh toán phổ biến trong quảng cáo trực tuyến, đặc biệt trên các nền tảng như Google Ads và Facebook Ads.
CPC giúp bạn đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo theo lượt nhấp chuột, từ đó xác định mức độ hấp dẫn của nội dung quảng cáo đối với người xem hoặc tệp khách hàng mà quảng cáo đang nhắm tới có tiềm năng hay không.
Cách tính:
ROI, hay Return on Investment, là tỷ lệ lợi nhuận bạn thu được so với chi phí đã bỏ ra cho một chiến dịch tiếp thị. ROI giúp bạn đánh giá hiệu quả tổng thể của chiến dịch và quyết định liệu chiến dịch đó có đáng đầu tư hay không.
ROI là chỉ số quan trọng nhất để đo lường sự thành công của chiến dịch tiếp thị, giúp bạn hiểu rõ lợi nhuận thực sự từ các khoản đầu tư quảng cáo và tối ưu hóa chiến lược để tăng doanh thu.
Cách tính:
Muốn làm việc trong lĩnh vực Performance Marketing, bạn cần phải biết:
Kiến thức nền tảng cơ bản về Digital Marketing như: nguyên lý marketing, mô hình marketing,...
Hiểu biết cơ bản hoặc thành thạo các kênh quảng cáo bao gồm:
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích: nghiên cứu nhu cầu, insight của khách hàng, nghiên cứu thị trường, đối thủ,...
Kỹ năng phân tích và đo lường, bao gồm:
Trên đây là các thông tin chi tiết Performance Marketing, hi vọng sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về lĩnh vực này.
Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn theo đuổi ngành marketing, bạn có thể tham khảo KHÓA HỌC DIGITAL MARKETING tại MindX. (Đào tạo thực chiến, toàn diện kiến thức, kỹ năng để có thể làm việc trong lĩnh vực Marketing hiện nay).
Xem lộ trình học tập chi tiết tại đây: