post
Thông tin hữu ích
56

Trade Marketing là gì? Công việc của một Trade Marketer trong doanh nghiệp

Trade Marketing là gì, có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp chắc hẳn đây đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm đến hiện nay. Để giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn trên cũng như có thêm hiểu biết chính xác về hình thức này, MindX đã có những phân tích chi tiết ở nội dung dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing (còn được gọi là Marketing tại điểm bán hay truyền thông tại điểm bán) là một chuỗi các hoạt động nhằm tổ chức, xây dựng chiến lược thương hiệu và chiến lược ngành hàng tại điểm bán trong kênh phân phối. Thông qua tối ưu hóa trải nghiệm của người mua và nhà bán lẻ để đạt được lợi nhuận và doanh số cho công ty.

Trade Marketing cũng chính là bộ phận trung gian giữa Sales và Marketing. Công việc chính của bộ phận này là nghiên cứu và thực hiện các giải pháp để khách hàng có thể tiếp cận và có cảm nhận tốt nhất về sản phẩm tại mọi điểm bán của công ty.
Trade Marketing

Mô tả công việc Trade Marketing

Hiện nay, Trade Marketing vẫn là một công việc còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp Việt. Vậy nên, vẫn có rất nhiều người đặt câu hỏi công việc cụ thể của một Trade Marketer là làm gì? Dưới đây MindX sẽ đưa ra bản mô tả công việc Trade Marketing chi tiết để bạn có thể hiểu hơn về công việc này:

- Thu thập thông tin từ các điểm bán và thị trường để phân tích, báo cáo về biến động sản lượng bán ra, xu hướng mua hàng và sử dụng, cũng như các kế hoạch Marketing tại điểm bán của đối thủ.

- Xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đồng thời làm cầu nối giữa khách hàng và nhà sản xuất.

- Xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược Marketing dựa vào định hướng phát triển thương hiệu của công ty (bao gồm việc xác định các kênh tiếp thị, chiến dịch quảng cáo và các hoạt động khuyến mãi).

- Phối hợp chặt chẽ với các team khác trong công ty và các đối tác để tối ưu hóa kết quả kinh doanh.

- Lập kế hoạch, triển khai các chương trình phân phối và khuyến mãi để tăng cường hiệu suất tiếp thị vượt trội hơn đối thủ. 

- Giám sát và đánh giá các hoạt động trưng bày POSM - vật dụng hỗ trợ bán hàng tại địa điểm; triển khai quảng cáo theo tiến độ đề ra để tăng độ nhận diện thương hiệu.
Mô tả công việc Trade Marketing

Vai trò của Trade Marketing trong doanh nghiệp

Dưới đây là những vai trò quan trọng của Trade Marketing đối với doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo.

- Gia tăng sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường: Khi thực hiện các hoạt động Trade Marketing, bên trung gian trong kênh phân phối sẽ có hứng thủ nhập sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Điều này giúp sản phẩm của doanh nghiệp được hiện diện nhiều hơn trên thị trường. Người mua cũng sẽ dễ dàng tìm mua sản phẩm tại những nơi bán lẻ gần khu vực sinh sống và làm việc.

- Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: Trong ngành tiêu dùng ngày nay, có vô số đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp sản phẩm cho cùng đối tượng mục tiêu. Do đó, nhờ có các chiến dịch Trade Marketing mà doanh nghiệp của bạn sẽ có ưu thế hơn trong việc hợp tác với các nhà bán lẻ trong việc trưng bày sản phẩm.

- Tối ưu hóa các nguồn lực có hạn: Các nguồn lực như nhân viên bán hàng, sắp xếp kho chứa, trưng bày sản phẩm,... thường khá hạn chế và không phải tại điểm bán nào cũng hiệu quả. Vì vậy, các giải pháp Trade Marketing sẽ giúp nhà bán hàng hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao hơn với nguồn lực hiện có.

- Cải thiện khả năng tiếp cận khách hàng của sản phẩm: Bằng cách thực hiện Trade Marketing, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận được với nhóm khách hàng tại nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Bởi dù thương mại điện tử có phát triển đến đâu thì hình thức mua hàng trực tiếp vẫn là hình thức mua sắm quen thuộc của nhóm khách hàng này.

- Mang lại lợi nhuận ổn định và liên tục: Chiến dịch Trade Marketing hiệu quả sẽ giúp việc cung cấp sản phẩm đến thị trường người tiêu dùng được ổn định và liên tục. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn thu lớn từ các đối tác.

Vai trò của Trade Marketing

Học Trade Marketing ở đâu?

Nếu muốn trở thành một Trade Marketer trong tương lai, bạn có thể lựa chọn học chuyên ngành Marketing tại một trong những trường đại học tốt nhất tại Việt Nam dưới đây.

Đại học Kinh tế Quốc dân: Là một trong những đơn vị đào tạo Marketing uy tín ở miền Bắc. Tại khoa Marketing của trường, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về Truyền thông Marketing, Quản trị Marketing, Quản trị Bán hàng và Thẩm định giá.

Đại học Thương mại: Đây cũng là một trường có chất lượng đào tạo Marketing tốt. Sinh viên khi theo học ngành này tại trường sẽ được tiếp xúc với các kiến thức về Marketing và các chuyên ngành liên quan.

Đại học RMIT: Chương trình đào tạo tại đây tập trung vào việc phát triển kiến thức tổng quát về kinh doanh, kết hợp với việc rèn luyện kỹ năng sáng tạo, tiếp thị và phát triển dự án xây dựng thương hiệu chiến lược.

Đại học Hà Nội: Trong suốt quá trình học, trường sẽ luôn tạo điều kiện để đưa sinh viên đến gần với doanh nghiệp qua những chương trình tham quan học tập, chia sẻ kiến thức từ các doanh nhân và chuyên gia hàng đầu. 
trade-marketing-la-gi-4.png

Ngoài ra, để có thể tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí, cũng như có cơ hội làm việc sớm hơn, thay vì học 3 - 4 năm trên giảng đường đại học, bạn có thể lựa chọn theo học khóa học FULL STACK MARKETER tại MindX.

Khóa học này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức nền tảng và các kỹ thuật chuyên môn và các kỹ năng quan trọng như kỹ năng phân tích dữ liệu,  kỹ năng thiết kế hướng về người dùng,.. để có thể làm việc trong lĩnh vực Marketing ở nhiều vị trí khác nhau. 

Mong rằng, với những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn về Trade Marketing là gì? Để không bỏ lỡ những thông tin hấp dẫn khác về lĩnh vực giáo dục, bạn hãy nhấn theo dõi ngay website của MindX nhé!
 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn