post
Tin tức
89

Quản trị Marketing là gì? Những lưu ý cho người mới

Trong xã hội công nghệ, các công ty đều đẩy mạnh Marketing như một phần không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh và quản trị Marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu Quản trị Marketing là gì và một số lưu ý cho người mới tìm hiểu về Marketing.

Quản trị Marketing là gì? Những đầu công việc trong quản trị Marketing

Quản trị Marketing được định nghĩa là sự phân tích, kế hoạch hóa, thực hiện và điều khiển các chiến lược, chương trình marketing nhằm tiến hành các trao đổi mong muốn với thị trường mục tiêu để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp.
Nói cách khác, quản trị marketing nhấn mạnh đến việc doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing theo nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu và vào việc sử dụng tổng hợp các công cụ marketing như sản phẩm, giá cả, PR, truyền thông và phân phối có hiệu quả nhằm cung cấp, phục vụ và thúc đẩy thị trường.

Nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động quản trị Marketing bao gồm:

- Phân tích cơ hội marketing

- Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu

- Xác định chiến lược marketing

- Lập kế hoạch và chiến lược marketing

- Xây dựng bộ máy, hệ thống quản trị marketing

- Triển khai chiến lược và kế hoạch marketing

- Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược, kế hoạch marketing

Các nhiệm vụ này đều nằm trong quá trình quản trị Marketing với ba giai đoạn: Giai đoạn kế hoạch hóa, Giai đoạn tổ chức và thực hiện, giai đoạn điều khiển.
Quản trị Marketing

Vai trò của quản trị Marketing trong doanh nghiệp

Quản trị Marketing đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đảm bảo tương tác với khách hàng và duy trì sự hấp dẫn của sản phẩm, các chiến dịch được nhắm đến mục tiêu có thể tăng lợi nhuận và đạt được mục tiêu kinh doanh. Một số vai trò quan trọng của quản trị Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp có thể kể tới;

Duy trì và tăng cường nhận diện thương hiệu: Quản trị marketing có thể giúp xây dựng và tăng cường nhận diện thương hiệu bằng cách tạo các chiến dịch gây dấu ấn trong tâm trí khách hàng, đối tác và các bên liên quan. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng cách cung cấp cho họ những trải nghiệm tích cực về sản phẩm.


Tối ưu doanh thu và lợi nhuận: Quản trị marketing giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, từ đó giúp tối ưu doanh thu và lợi nhuận. Quản trị Marketing sử dụng các yếu tố tâm lý và hành vi để tác động đến hành động mua của khách hàng giúp doanh nghiệp tăng doanh số.


Công cụ thu hút khách hàng hiệu quả: Việc xây dựng các thông điệp và chương trình marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được tệp khách hàng mục tiêu, xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí khách hàng, giúp họ ghi nhớ và tin tưởng vào thương hiệu.


Kích thích sáng tạo những ý tưởng mới: Quản trị Marketing giúp đưa các ý tưởng marketing vào thực tế. Đồng thời, trải qua các bước đánh giá, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược và tìm ra các ý tưởng mới hiệu quả hơn.

Marketing

Quản trị Marketing và quản trị bán hàng có gì khác biệt?

Quản trị marketing và quản trị bán hàng có mối tương quan chặt chẽ, đều bao gồm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, giữa quản trị marketing và quản trị bán hàng có những khác biệt về mục tiêu, công cụ, tầm nhìn và vai trò.

Vai trò của quản trị marketing và quản trị bán hàng: Quản trị Marketing tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu. Trong khi đó, quản trị bán hàng tập trung vào việc tiếp cận khách hàng và bán hàng.


Mục tiêu của quản trị Marketing và quản trị bán hàng: Quản trị Marketing có một mục tiêu chung là tạo ra giá trị và làm thỏa mãn khách hàng trong dài hạn. Trong khi đó, quản trị bán hàng hướng đến mục tiêu tối ưu doanh số bán hàng.


Công cụ được sử dụng trong quản trị marketing và quản trị bán hàng: Với quản trị marketing, sử dụng các công cụ như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, PR, quản lý thương hiệu và digital marketing. Quản trị bán hàng sử dụng các phương án bán hàng như bán hàng trực tiếp, quảng cáo, truyền thông, xử lý đơn hàng.


Tầm nhìn: Quản trị Marketing hướng rộng hơn về thị trường và khách hàng, tập trung vào xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Quản trị bán hàng tập trung vào việc bán hàng cụ thể và đạt được kết quả ngay lập tức.

Quản trị bán hàng

Những lưu ý khi quản trị Marketing cho người mới

Quản trị Marketing cho người mới luôn là một thách thức bởi Marketing nhìn chung rất rộng lớn. Quản trị Marketing có thể gặp một số khó khăn như thiếu dữ liệu, thông tin, chưa bắt kịp công nghệ, tính cạnh tranh gay gắt từ môi trường, áp lực từ doanh nghiệp, thiếu nguồn lực... Và để giải quyết những khó khăn này, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

- Đa dạng các nguồn thu thập thông tin, từ website, mạng xã hội, khảo sát, ứng dụng di động.

- Liên tục cập nhật các kiến thức và kỹ năng công nghệ để bắt kịp xu hướng

- Thường xuyên theo dõi và cập nhật thị trường để đánh giá mức độ cạnh tranh

- Tạo lập môi trường làm việc thoải mái để đạt hiệu quả công việc tốt nhất

- Lên kế hoạch phân bổ nguồn lực rõ ràng khi nhận thấy tình trạng doanh nghiệp bị thiếu nguồn lực cho hoạt động marketing.


Marketing quá khó hiểu và phức tạp? MindX School sẽ giúp bạn trở thành một Marketer chuyên nghiệp chỉ sau 6 tháng với khóa học Full Stack Marketer. Khóa học này phù hợp với ai?

Full Stack Marketer được thiết kế với chương trình học được cá nhân hóa, phù hợp với sinh viên và người chuyển ngành; Junior Marketer muốn nâng cao chuyên môn và bổ sung kỹ năng công nghệ; Senior Marketer, Sales Manager, Business Owner hoạch định chiến lược marketing dài hạn. 

Nội dung bài viết trên đây của chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về quản trị marketing là gì, vai trò của quản trị marketing trong doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi website của MindX Technology để cập nhật các nội dung bổ ích mới nhất nhé!
Làm việc

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn