post
Tin tức
Sự nghiệp
919

Marketing là gì? Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp

Marketing ngày nay đã trở thành một hoạt động không thể tách rời đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy Marketing là gì và có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu tổng quan nhất về Marketing và vai trò của Marketing trong doanh nghiệp.

Định nghĩa Marketing là gì?

Theo Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ, hoạt động Marketing bao gồm tất cả các quy trình và hoạt động được triển khai nhằm đạt được hiệu quả trong việc truyền đạt, phân phối và trao đổi các sản phẩm/dịch vụ, có giá trị tới người dùng, khách hàng, đối tác và xã hội.

Trong cuốn “Marketing căn bản” của GS.TS. Trần Minh Đạo chủ biên định nghĩa Marketing như sau: “Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn và đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu, Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn trao đổi”.

Philip Kotler đã định nghĩa Marketing rằng: Marketing là một môn nghệ thuật có khả năng khám phá, kiến tạo và truyền tải giá trị để làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu cũng như mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Marketing còn được hiểu là tổng hợp các hoạt động nhằm đưa sản phẩm/dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cũng như tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Các vị trí công việc phổ biến trong ngành Marketing

Marketing

Marketing là một lĩnh vực rộng lớn nên cơ hội việc làm trong ngành này cũng rất đa dạng. Dưới đây là một số công việc phổ biến trong lĩnh vực Marketing cũng như mức lương tham khảo:


Nhân viên Digital Marketing
 

Nhiệm vụ của một nhân viên Digital Marketing đó là tiếp nhận và triển khai các mục tiêu, kế hoạch marketing từ trưởng phòng, tổ chức thực hiện và báo cáo các chiến dịch truyền thông, tiếp thị, quảng cáo, sự kiện và phân phối trên các kênh; thực hiện quản lý các kênh truyền thông, marketing của doanh nghiệp, thương hiệu; báo cáo định kỳ về hiệu quả của digital marketing.

Mức lương của nhân viên Digital Marketing dao động từ 9 đến 13 triệu đồng/tháng cho ứng viên có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên.


Nhân viên Content Marketing


Công việc chung của một Content Marketing đó là tạo ra các nội dung cho các kênh Marketing và truyền thông của doanh nghiệp. Cùng với đó, Content Marketing sẽ phải phối hợp với đội thiết kế, quay dựng để hoàn thiện các sản phẩm truyền thông, tiếp thị, quảng cáo. Đồng thời, theo dõi, giám sát hiệu quả của các nội dung và chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ.

Mức lương của Content Marketing dao động từ 10 đến 15 triệu đồng với ứng viên có từ hơn 1 năm kinh nghiệm trở lên.

>>> 7 kỹ năng cần có của một Content Marketing


Nhân viên quan hệ công chúng


Nhiệm vụ của một nhân viên quan hệ công chúng đó là xây dựng kế hoạch truyền thông, đảm bảo kế hoạch truyền thông không vượt ngân sách, phối hợp với truyền thông nội bộ để thực hiện các hoạt động cho nhân viên doanh nghiệp, kết nối và chịu trách nhiệm về báo chí đối ngoại, các kênh báo chí và hình ảnh doanh nghiệp với báo chí, công chúng.

Mức lương của một nhân viên quan hệ công chúng dao động từ 8 đến 15 triệu đồng/tháng với ứng viên có từ 0 - 2 năm kinh nghiệm.

Ngoài ra, ngành marketing còn tạo cơ hội cho ứng viên thăng tiến đến các vị trí cao cấp hơn như trưởng phòng hay giám đốc. Một số vị trí cấp cao trong ngành Marketing có thể kể tới như giám đốc Marketing, trưởng phòng Marketing, giám đốc thương hiệu...

Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp

Ngành Marketing

Marketing không chỉ giúp thu hút khách hàng và tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng thương hiệu và duy trì quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Dưới đây là 5 vai trò chủ yếu của Marketing đối với doanh nghiệp:

- Tạo nhận thức về thương hiệu: Việc quảng cáo và tiếp cận khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp xây dựng và tăng cường nhận thức về thương hiệu. Thông qua đó, khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn khi họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự.

- Tìm kiếm và thu hút khách hàng: Các chiến lược marketing giúp doanh nghiệp tìm và thu hút một tệp khách hàng nhất định thông qua các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. Trong đó, hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng khách hàng cần tiếp cận.

- Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ: Marketing tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua việc lắng nghe phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thiện của sản phẩm.

- Xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng: Marketing không chỉ đơn giản là thu hút khách hàng mà còn với vai trò xây dựng môi qua hệ giữa bên mua và bên cung cấp. Khi khách hàng hài lòng về sản phẩm và dịch vụ, chính họ sẽ trở thành đối tượng quảng cáo miễn phí và là khách hàng trung thành trong tương lai.

- Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp: Marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý các khoản chi phí chi cho tiếp thị, quảng cáo, quản lý doanh thu và sử dụng tài nguyên, nguồn lực phù hợp.

Ngành Marketing học trường nào?

Marketing học gì?

Để đáp ứng nhu cầu học và nghiên cứu của ngày càng nhiều sinh viên, học viện, hiện đã có rất nhiều trường đại học, cơ sở giáo dục đào tạo Marketing chuyên nghiệp. Trong số đó có thể kể tới:


Đại học Tài chính - Marketing TP Hồ Chí Minh (UFM): UFM là một trong số các trường hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh đào tạo các chuyên ngành về Marketing. Ngành học Marketing tại UFM hiện được chia thành 3 chuyên ngành là Quản trị Marketing, quản trị thương hiệu và truyền thông Marketing với thời gian đào tạo chính quy là 4 năm.


Đại học Kinh tế Quốc dân: Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là cở sở giáo dục đại học hàng đầu tại miền Bắc đào tạo ngành Marketing. Ngành Marketing tại NEU là ngành học có điểm chuẩn đầu vào cao thứ 2 trong số các ngành học trường tuyển sinh vào năm 2023.


Đại học FPT: Đại học FPT là đơn vị đại học tư thục nổi bật trong số các trường đào tạo ngành Marketing. Tại Đại học FPT, Digital Marketing được phân vào khối ngành Quản trị kinh doanh và được giảng dạy như một chuyên ngành, bên cạnh các ngành học khác như Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn,...


Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Chuyên ngành Truyền thông Marketing của Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn nằm trong số các chuyên ngành hot mỗi mùa tuyển sinh. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành Truyền thông Marketing được đào tạo chính quy 4 năm.


MindX School: MindX School là một hệ thống giáo dục chuyên đào tạo các ngành học công nghệ, kinh tế, đồ họa… phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội hiện đại. Đây là nơi bạn sẽ tìm được các khóa ngắn, trung và dài hạn về các ngành nghề đang có nhu cầu nhân sự lớn trong những năm gần đây. 

Screenshot (1).png

Hiện tại, MindX School đang triển khai các khóa học Full Stack Marketer với lộ trình 6 tháng, tập trung đào tạo Marketing tối ưu chuyển đổi, fullstack cả về kỹ năng Content - Chạy Ads và bán hàng. Đây là lộ trình giúp người học tối ưu thời gian học và chương trình học được cá nhân hóa đảm bảo những kiến thức cần thiết nhất để bạn nhanh chóng trở thành một marketer chuyên nghiệp.

Nội dung bài viết trên đây của chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu một số định nghĩa Marketing là gì, các vị trí công việc trong ngành marketing, vai trò của Marketing trong doanh nghiệp và một số trường đại học, cơ sở đào tạo ngành Marketing. Theo dõi MindX Technology School để cập nhật các bài viết mới nhất nhé!
 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn