post
Công nghệ
Giáo dục
329

Tự học Tester cơ bản tại nhà & +4 website chia sẻ kiến thức free

Bắt đầu việc tiếp cận với lĩnh vực mới như Tester luôn là giai đoạn đầy thử thách, nhưng hành trình này lại càng trở nên khó khăn hơn khi bạn phải tự thân nghiên cứu, mày mò và học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực. Không chỉ riêng ngành Tester, mà đối với hầu hết mọi lĩnh vực, tự học là kỹ năng vô cùng cần thiết, góp phần quan trọng để gặt hái thành công. Vậy làm thế nào để tự học Tester đúng cách? Cùng MindX tìm hiểu 4 bước “thần thánh” giúp tự học Tester hiệu quả trong bài viết này nhé!

Hướng dẫn các bước tự học Tester tại nhà

Để giúp quá trình tự học Tester được hiệu quả, việc đầu tiên là cần có một kế hoạch cụ thể cho từng bước thực hiện, bắt đầu từ nghiên cứu các kiến thức cơ bản để xây dựng nền tảng chuyên môn, sau đó tăng dần lên các cấp độ nâng cao song song với thực hành. Cụ thể từng bước cần thực hiện như sau:

Bước 1: Nghiên cứu kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm

Kiến thức nền tảng và công việc chuyên môn của một Tester chính là kiểm thử phần mềm. Đây là giai đoạn cần phải kiểm tra hiệu suất, tính năng và phương thức hoạt động của phần mềm để tìm ra các lỗi hay các vấn đề cần khắc phục và đảm bảo hiệu suất hoạt động của phần mềm đúng với mục đích xây dựng.

Vì vậy, để bắt đầu với công việc này thì điều tiên quyết là nắm rõ về nó, trong mọi khía cạnh. Kiến thức căn bản đóng vai trò quan trọng để các Tester tập sự hiểu và làm rõ định hướng phát triển trong tương lai.

Bước 2: Nghiên cứu về các công cụ của Tester

Nếu ví kiến thức như một động cơ vĩnh cửu thì công cụ sẽ là bánh xe để giúp các Tester chạy nhanh hơn đến với những mục tiêu. Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ kỹ thuật, chắc chắn một điều rằng trong mọi lĩnh vực đều sử dụng công cụ chuyên môn để hỗ trợ cho công việc và Tester cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số công cụ kiểm thử được các Tester sử dụng:

Nghiên cứu về các công cụ của Tester
  • Selenium: Đây là công cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, Tester có thể tạo ra các kịch bản kiểm thử phần mềm tự động trên các môi trường khác nhau, tự động hóa các tác vụ một cách đơn giản. Điều quan trọng là Selenium sử dụng mã nguồn mở, nên Tester có thể sử dụng miễn phí.
  • Appium: Được dùng chủ yếu cho các ứng dụng di động, thực hiện trên đa nền tảng như iOS, Android và Window. Với các chức năng thân thiện, Appium là lựa chọn vừa nhanh, vừa dễ dành cho các Tester sử dụng trên nền tảng di động.
  • Jira: Một công cụ hỗ trợ nhưng không kém phần quan trọng mà các Tester nên sử dụng là Jira. Công cụ này giúp quản lý dự án, hỗ trợ theo dõi, quản lý và báo cáo cho các hoạt động kiểm thử phần mềm.
  • SoapUI: SoapUI cũng là một công cụ sử dụng mã nguồn mở, ứng dụng SOAP (Simple Object Access Protocol) vào quá trình kiểm thử cho website. Tester có thể tạo và thay đổi các trường dữ liệu trong SOAP để nhận kết quả kiểm thử chính xác nhất.

Ngoài ra vẫn còn nhiều công cụ kiểm thử và quản lý dự án khác dành cho các Tester để tối giản cho các giai đoạn trong dự án. Bạn cần nghiên cứu và thực hành nhiều hơn với các công cụ hỗ trợ để giúp công việc đạt hiệu suất tốt nhất.

Bước 3: Tạo môi trường thử nghiệm cho Tester

Tạo môi trường thử nghiệm cho Tester

Để thực hiện việc chạy thử nghiệm phần mềm thì công việc của một Tester là tạo ra một môi trường kiểm thử. Môi trường kiểm thử cũng là một phần quan trọng để đánh giá trình độ của Tester, họ cần phải tạo ra một môi trường có khả năng đảm bảo cung cấp chính xác các thông tin dữ liệu của phần mềm đang thử nghiệm và trả về phản hồi sát với thực tế nhất. Vì tính chất khác biệt giữa các phần mềm, nên việc xây dựng môi trường thử nghiệm cho mỗi phần mềm cũng cần phải khác nhau, phù hợp với tính năng và hiệu suất riêng của chúng.

Các yếu tố để tạo nên một môi trường thử nghiệm như:

  • Phần mềm: Bao gồm hệ thống và các ứng dụng đóng vai trò máy chủ cho các thiết lập trong môi trường, sau đó tiến hành khởi động phần mềm cần thử nghiệm.
  • Phần cứng: Đây là máy tính, máy chủ hoặc các thiết bị khác để phần mềm chạy trên đó.
  • Mạng: Cần một đường truyền mạng ổn định để hỗ trợ cho quá trình thử nghiệm khi phần mềm cần kết nối đến các máy chủ.
  • Dữ liệu: Chuẩn bị nguồn dữ liệu cho các phần mềm cần cung cấp dữ liệu đầu vào để tiến hành thử nghiệm.
  • Máy chủ cơ sở dữ liệu: Thiết lập máy chủ để lưu trữ cơ sở dữ liệu được trích nguồn từ phần mềm thử nghiệm. 
  • Công cụ: Sử dụng các công cụ hỗ trợ thử nghiệm để kiểm soát quá trình và rút ngắn thời gian thực hiện, nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cao.

Bước 4: Thực hành xây dựng quy trình các bước kiểm thử

Bước cuối cùng, đến với bước này thì có thể bạn nắm một lượng kiến thức nhất định về Tester và đủ khả năng để thực hiện một bài kiểm tra thử. Quá trình này giúp Tester tập sự làm quen và tiếp cận với dự án, hiểu được tính chất công việc cần thực hiện để chuẩn bị cho các dự án thực tế. Mặt khác, lý thuyết và thực hành lúc nào cũng có ranh giới riêng, nhưng đừng vì vậy mà lo lắng, chỉ cần bạn nắm vững nền tảng kiến thức về Tester là có thể rút ra được những bài học giá trị sau khi trải qua các dự án đã thực hiện.

Thực hành xây dựng quy trình các bước kiểm thử

Các giai đoạn trong quy trình kiểm thử của Tester bao gồm:

  • Lập kế hoạch kiểm thử: Một bảng kế hoạch cụ thể giúp việc định hướng các đầu việc cần làm theo đúng trình tự sắp xếp, bám sát với tiến độ thực hiện. Ngoài ra, bảng kế hoạch kiểm thử còn giúp kiểm tra và so sánh kết quả thực tế so với kế hoạch đã dự tính ban đầu nhằm đề xuất những phương án cải thiện phù hợp hơn.
  • Phân tích và thiết kế: Dựa trên những yêu cầu đã được xác định trong kế hoạch trước đó, bắt đầu tiến hành việc phân tích và thiết kế các phương án kiểm thử, thực hiện bởi nhiều yếu tố khác nhau như mục tiêu của yêu cầu, môi trường kiểm thử, công cụ thực hiện,...
  • Thực hiện kiểm thử: Chạy quy trình kiểm thử dựa trên các kịch bản và điều kiện đã được thiết kế ở giai đoạn trước. Bám sát theo quy trình để ghi nhận kết quả lỗi, các vấn đề tồn đọng, trạng thái đạt hay không đạt của các bước trong quy trình. Sau đó tiến hành so sánh thực tế với kế hoạch để tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp.
  • Đánh giá kiểm thử: Đánh giá kết quả kiểm thử dựa trên những điều kiện tiêu chuẩn chất lượng của phần mềm. Đánh giá mức độ hoàn thiện với những hạng mục đã được loại bỏ hoặc thay đổi trước đó theo quy chuẩn thời gian cụ thể.
  • Hoàn thành kiểm thử: Viết báo cáo chi tiết đánh giá về quy trình kiểm thử cho các phòng ban liên quan. Tiếp nhận thông tin về các hạng mục đã được điều chỉnh trước đó để tiến hành cho các lần kiểm thử tiếp theo. Khi phần mềm đã được hoàn thiện ở mức tốt nhất, tiến hành bàn giao cho bên phụ trách tiếp theo xử lý.

Các website giúp bạn tự học Tester online

Nếu đã xác định được phương hướng bắt đầu thì các trang website sau đây sẽ là bản đồ giúp bạn di chuyển nhanh hơn trên chặng đường của mình.

1. Udemy - học Tester trực tuyến

Udemy cung cấp chương trình học Tester trên nền tảng trực tuyến dành cho mọi công việc, mọi lứa tuổi. Với một số khóa học miễn phí có thể cung cấp cho bạn một lượng kiến thức nhất định về lĩnh vực, nếu muốn học chuyên sâu hơn cần tốn một khoản chi phí cho các khóa học nâng cao của Udemy. Bạn có thể xem đánh giá về chương trình học, trình độ giảng viên trước khi quyết định lựa chọn khóa học.

2. Guru99 - cung cấp tài liệu cho Tester miễn phí

Guru99 là một trang phù hợp dành cho các bạn đang có những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực Tester. Trang web cung cấp nguồn tài liệu miễn phí, được truyền đạt một cách đơn giản hóa về các khái niệm, giúp bạn có thể tự học và nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình.

3. Software Testing Help

Software Testing Help là một trang web giảng dạy chuyên sâu về kiểm thử phần mềm, xây dựng chương trình tập trung chủ yếu với những kiến thức nâng cao. Ngoài ra, trang web còn cung cấp các tài liệu hướng dẫn miễn phí, nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng hỗ trợ cho quá trình học tập tốt hơn.

Các website giúp bạn tự học Tester online

4. Ministry of Testing Dojo - Học Tester có trả phí

Ministry of Testing Dojo là một trang học Tester trả phí. Chương trình học cung cấp nội dung chuyên sâu về kiểm thử phần mềm từ cơ bản đến nâng cao, được các chuyên gia trong lĩnh vực biên soạn giáo trình. Vì là khóa học có tính phí, nên nội dung được đánh giá khá chất lượng, bám sát vào thực tế, mang lại nhiều giá trị cho học viên.

Trên đây là một số website giúp bạn tự học Tester miễn phí và có phí. Bạn cần xác định rõ nhu cầu, mục tiêu để lựa chọn khóa học phù hợp cho mình. Nên xem những đánh giá về khóa học để có những nhìn nhận khách quan hơn trước khi lựa chọn.

Ưu điểm từ việc tự học sẽ giúp bạn rèn luyện tính chủ động, kiên trì nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi,... Nhưng tự học mang đến một số nhược điểm như không định hình được phương pháp học tập đúng, không có nhiều kinh nghiệm thực chiến và không có một  người hướng dẫn cụ thể, chỉ ra những lỗi sai của bạn. Vậy tại sao bạn không chọn cách phát huy những ưu điểm và tìm giải pháp khắc phục nhược điểm trong việc tự học? Đây là câu hỏi mà các học viên của khóa học Tester đã tìm được ra lời giải đáp phù hợp sau khi trải qua 6 tháng học tập tại MindX. Bạn còn chần chờ gì nữa mà không tìm ra lời giải đáp, tìm ra định hướng phát triển cho tương lai của mình ngay bây giờ?

Tham khảo khóa học Tester với lộ trình từ cơ bản đến nâng cao tại MindX: http://ldp.to/khoahocSoftwareTester

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ