post
Công nghệ
Sự nghiệp
436

Tuổi "thọ" nghề Tester là bao lâu? Lộ trình phát triển của Tester

Có thể nói công nghệ số ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là GenZ, bởi ai cũng muốn tìm cho mình một công việc lâu dài, ổn định. Có khá nhiều người đặt ra câu hỏi, không biết rằng liệu tuổi thọ của các ngành nghề về Công nghệ Thông tin khoảng bao lâu? Để tìm được câu trả lời, hãy cùng MindX tìm hiểu về tuổi thọ nghề Tester - một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của IT ngay nhé!

Tuổi đời nghề Tester là bao nhiêu năm?

Câu trả lời chính xác phụ thuộc vào mỗi cá nhân, hoàn toàn không có một con số cụ thể nào. Với các kiến thức, kỹ năng lập trình và kinh nghiệm trong nhiều năm, Tester có thể duy trì và phát triển sự nghiệp một cách lâu dài và ổn định. Tuy nhiên, công nghệ cũng như các phần mềm thay đổi, cập nhật ngày càng nhanh, vì vậy tester cũng cần phải liên tục cải thiện kỹ năng, học hỏi và áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Có thể nói chính sự đam mê, mục tiêu cũng như ý chí phát triển nghề nghiệp chính là những yếu tố quan trọng giúp tester vượt qua những thách thức và trụ vững trong ngành này.

Lộ trình phát triển của nghề Tester

Lộ trình phát triển của nghề Tester

1. Lấy chứng chỉ về kiểm thử phần mềm

Lấy chứng chỉ và tham gia khóa học là bước đầu tham gia vào lĩnh vực kiểm thử phần mềm:

  • Đối với người làm tester, việc lấy chứng chỉ kiểm thử phần mềm từ các tổ chức uy tín như ISTQB là một cách để củng cố kiến thức và chứng minh khả năng chuyên môn. Từ việc tìm hiểu về các chứng chỉ có sẵn và xác định mục tiêu học tập, tester có thể lựa chọn chứng chỉ phù hợp với trình độ và mục tiêu nghề nghiệp của mình.
  • Còn các khóa học kiểm thử phần mềm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ. Những khóa học này cung cấp kiến thức từ những chuyên gia trong ngành và giúp tester tiếp cận những phương pháp kiểm thử tiên tiến và thực hành trên các dự án thực tế. Tự học và tự thử thách bản thân cũng là một phần quan trọng trong quá trình học tập, giúp Tester làm quen với các tình huống thực tế và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.

Kết hợp việc lấy chứng chỉ và tham gia khóa học, tester sẽ có những kiến thức vững chắc để đạt được các vị trí cao hơn trong ngành đồng thời mở ra cơ hội mở rộng hướng đi sự nghiệp sang các lĩnh vực liên quan như Business Analyst hoặc Data Analyst. Tùy thuộc vào mỗi cá nhân mà thời gian học và lấy chứng chỉ có thể kéo dài từ 6-24 tháng.

2. Làm Intern Tester cho các tổ chức

“Học đi đôi với hành” là câu nói được ứng dụng vào bất kì ngành nghề, lĩnh vực nào. Bắt đầu từ vị trí intern sẽ là một cơ hội để áp dụng kiến thức vào thực tế, tích lũy thêm kinh nghiệm, học hỏi từ các tester chuyên nghiệp. Ngoài ra, tại vị trí này, bạn còn có thể tham gia vào các dự án thực tế, tiếp xúc với quy trình làm việc của doanh nghiệp, kỹ năng ghi nhận và báo cáo lỗi một cách chi tiết và chính xác. Hơn thế nữa là xây dựng được các mối quan hệ trong ngành giúp mở rộng cơ hội làm việc trong tương lai. Bạn có thể đi thực tập ngay từ năm 1 đại học, bắt đầu càng sớm thì kinh nghiệm tích lũy được sẽ càng nhiều.

3. Thực chiến và nâng cấp bậc Tester của mình

Sau khi trải qua vị trí Intern, bạn hãy cố gắng tham gia vào nhiều các dự án thực tế, để từ đó nâng cao năng lực và tiếp xa hơn trong tương lai:

  • Fresher: Vị trí này thường sẽ là những người vừa mới tốt nghiệp các khóa đào tạo cơ bản về Kiểm thử phần mềm hoặc là những người đã chuyển sang công việc Tester từ trái ngành. Ở cấp bậc này, họ tiếp xúc và làm quen với môi trường doanh nghiệp cũng như học cách thực hiện kiểm thử phần mềm cơ bản.
  • Junior: Các Tester tại cấp bậc Junior đã tích lũy kinh nghiệm và có khả năng thực thi các test case. Vị trí này đòi hỏi Tester thành thạo các kiểu kiểm thử cơ bản và có khả năng báo cáo và ghi nhận các lỗi (bugs) nếu phát hiện trong quá trình kiểm thử. Mặc dù còn đang học hỏi, nhưng họ đã bắt đầu đóng góp ý kiến và tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm phần mềm.
  • Senior: Senior Tester đánh dấu bước tiến đáng kể trong sự chuyên nghiệp của Tester. Tại vị trí này, Tester đã trở thành những chuyên gia thành thạo về kỹ thuật kiểm thử phần mềm và có khả năng đối phó với các ứng dụng phức tạp trong các lĩnh vực như tài chính, sức khỏe, thương mại điện tử. Các Senior Tester nắm rõ các yêu cầu kiểm thử đáng tin cậy cho các doanh nghiệp và có thể đưa ra những đánh giá chất lượng phần mềm có giá trị cao.
  • Test Leader: Sau khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm, nhưng Tester có năng lực, kỹ năng nổi bật sẽ được đề bạt trở thành Leader. Ở cấp bậc này, bạn cần có trách nhiệm tổ chức công việc và phân công nhiệm vụ cho các Tester trong dự án. Số lượng Tester mà họ quản lý tùy thuộc vào quy mô dự án. Test Leader đảm bảo đội kiểm thử hoạt động hiệu quả, và hỗ trợ, định hướng cho các thành viên trẻ trong đội.
  • Test Manager: Test Manager là những người có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về quy trình kiểm thử phần mềm. Họ tổ chức và điều phối các nhóm kiểm thử (test team) trong dự án. Test Manager quản lý metrics, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra dự đoán liên quan đến kiểm thử phần mềm. Vị trí này yêu cầu họ đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm và tạo môi trường tốt cho các Tester phát triển nghề nghiệp.
  • Senior Test Manager: Cấp bậc Senior Test Manager là bước tiến cao nhất trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Bạn có trách nhiệm quan trọng trong định hướng và phát triển toàn diện của kiểm thử phần mềm trong tổ chức. Họ định hướng chiến lược, hỗ trợ các Test Manager dưới quyền và đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty.
Thực chiến & nâng cấp bậc của mình

Mỗi vị trí sẽ cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm để đạt được, vị trí càng thấp thì thời gian càng ngắn và ngược lại, ví dụ như Fresher thường cần dưới 2 năm để vươn lên vị trí cao hơn. Tùy theo mục tiêu và đam mê cá nhân, Tester có thể lựa chọn theo đuổi sự nghiệp chuyên môn hoặc tận dụng kiến thức và kỹ năng đã tích lũy để thử sức trong các lĩnh vực khác nhau mở rộng sang các vai trò liên quan.

4. Chuyên gia hóa kiến thức của mình

Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, bạn sẽ cần tiếp thu kiến thức mới, luôn tự đặt mình vào tình huống mới và thích ứng với xu hướng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu ngày càng cao của thị trường:

  • Đào sâu tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng và hệ thống kiến thức: Chuyên gia trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm luôn tìm kiếm cơ hội để đào sâu và nghiên cứu các khái niệm mới, công nghệ tiên tiến và xu hướng trong ngành. Họ xây dựng và hệ thống kiến thức một cách có hệ thống và bền vững, từ kiến thức cơ bản đến kiến thức chuyên sâu và tiên tiến.
  • Tham gia thi các chứng chỉ bậc cao: Để củng cố kiến thức và chứng minh khả năng chuyên môn, chuyên gia trong ngành thường tham gia thi các chứng chỉ bậc cao liên quan đến kiểm thử phần mềm. Các chứng chỉ này bao gồm các mức độ phức tạp và chuyên sâu hơn, giúp họ nắm vững các kỹ thuật và phương pháp tiên tiến nhất trong lĩnh vực.
  • Kiên nhẫn và kiểm soát tốt áp lực: Kiểm thử phần mềm có thể đòi hỏi kiên nhẫn và sự chịu đựng cao, đặc biệt khi gặp phải các lỗi phức tạp hoặc thời gian kiểm thử bị giới hạn. Chuyên gia kiểm thử phần mềm nên biết cách quản lý áp lực và tận dụng nguồn lực một cách hiệu quả.

Không có gì là tuyệt đối hoàn toàn, việc bạn làm Tester bao lâu sẽ phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Tuy nhiên, để trụ vững và không bị “đào thải” khỏi ngành, bạn nên xác định lộ trình phát triển trong tương lai, cũng như là tiếp tục học hỏi những kiến thức mới và từ những người xung quanh. Và trên đây là câu trả lời dành cho câu hỏi "Tuổi thọ nghề Tester là bao lâu?”. Mong rằng bài viết này sẽ có ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi MINDX để có thêm những kiến thức mới nhé!

Nếu bạn đang tìm kiếm một lộ trình học Software Tester bài bản, định hướng rõ ràng, có thể tham khảo ngay tại trang thông tin tại đây.

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký ngay để nhận tin tức và tài liệu mới nhất về công nghệ