“Data is fact" là câu nói nổi tiếng tóm gọn giá trị của dữ liệu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề hiện nay, đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đối với các công việc có liên quan tới chuyển đổi số như Digital Marketing. Phân tích dữ liệu trong Marketing nhằm tìm ra các vấn đề, giải pháp có căn cứ từ nguồn dữ liệu khách hàng đã có, giúp loại bỏ đi các yếu tố cảm tính, chủ quan, gia tăng sự chính xác của các quyết định và hiệu quả của các chiến lược tiếp thị.
Ngoài việc tìm ra nguyên nhân của các vấn đề hay góp phần vào việc đưa ra những chiến lược marketing có tính hiệu quả cao, thì phân tích dữ liệu chuyên sâu còn có thể giúp doanh nghiệp hoặc các marketer tạo ra các mô hình thống kê, tự động hóa các hoạt động marketing. Ví dụ như:
Như vậy có thể thấy, nếu biết phân tích dữ liệu, bạn có thể khai thác được nguồn sức mạnh vô tận của dữ liệu để phục vụ cho công việc Marketing của mình, bao gồm cả việc tăng hiệu suất performance và tự động hoá quá trình làm việc thông minh hơn.
Trên thực tế, người làm Digital Marketing vẫn đang làm công việc phân tích dữ liệu hàng ngày trên một số công cụ hỗ trợ phổ biến như Google Analytics, Google Tag Manager, Tiktok Analytics, Facebook Analytics,... Tuy nhiên, việc phân tích này chỉ có thể thực hiện trên từng kênh tiếp thị, dữ liệu phân bổ rời rạc và quy trình phân tích không được tối ưu khiến các marketer dễ đi sai hướng, không thể đưa ra một báo cáo cụ thể cho một chiến dịch marketing tổng thể.
Vậy quy trình phân tích dữ liệu trong marketing hoàn chỉnh sẽ như thế nào? Cùng đi chi tiết dưới đây nhé.
Quy trình phân tích dữ liệu trong Digital Marketing thông thường sẽ trải qua 5 bước:
Bước 1: Xác định đúng câu hỏi cho bài toán phân tích dữ liệu.
Bước 2: Thu thập và kéo dữ liệu về nơi xử lý dữ liệu trung tâm.
Bước 3: Xử lý, làm sạch dữ liệu.
Bước 4: Tiến hành phân tích.
Bước 5: Trực quan hoá dữ liệu.
Bước 6: Tìm ra insight và trình bày.
Xác định vấn đề là bước đầu tiên và rất quan trọng cho quá trình phân tích. Bạn phải xác định được bài toán phân tích của mình là để trả lời cho câu hỏi gì, từ đó mới biết nên lấy những dữ liệu nào và cách phân tích ra sao.
Một số người khi phân tích dữ liệu quên mất end user (có thể là manager, CEO, bộ phận sale, kế toán….) cần điều gì. Nếu không xác định được mục tiêu phân tích, bạn sẽ dễ bị đi sai hướng hoặc làm quá nhiều thứ không liên quan. Ví dụ, sếp của bạn muốn một báo cáo phân tích dữ liệu hành vi khách hàng trên website để làm cơ sở cho các hoạt động inbound marketing, mà bạn lại đi thu thập dữ liệu từ nguồn social thì kết quả phân tích đem lại không phù hợp với yêu cầu trên.
Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể đặt ra trước khi bước vào thu thập, phân tích dữ liệu:
Một công cụ hữu ích cho bước này bạn có thể tham khảo là User Story.
Sau khi xác định được mục tiêu, bước tiếp theo cần làm chính là thu thập dữ liệu. Trong Marketing, có những loại dữ liệu chủ yếu sau:
Tuy nhiên, dù đến từ những nguồn nào hay thuộc loại hình dữ liệu nào thì các bảng biểu dữ liệu cũng sẽ được xây dựng dựa trên 3 khái niệm: metric, sub-metric và dimension
METRIC: Metric là chỉ số hoặc các dữ liệu dạng số dùng để thể hiện định lượng. Các dữ liệu ở dạng Metric có thể dễ dàng tính toán bằng các phép tính thông thường. Một số ví dụ về metric là: Số lượng truy cập Website, doanh số, lợi nhuận, số lượng khách hàng, số đơn hàng,…
DIMENSION: Dimension là thuộc tính, giúp mô tả dữ liệu, hoặc nói dễ hiểu hơn là các lớp cắt. Ví dụ như: Tên, ngày tháng năm, vị trí, loại chiến dịch, giới tính,… chính là các Dimension để làm các lớp cắt trong quá trình báo cáo hoặc phân tích.
Khi thu thập dữ liệu, bạn sẽ dựa theo 3 khái niệm này.
Ví dụ, khi muốn phân tích hiệu quả của chiến dịch Performance Marketing trên Facebook, bạn sẽ cần thu thập các loại dữ liệu sau:
Với những loại dữ liệu này, bạn có thể thu thập trên các công cụ phân tích quảng cáo như Google Analytics, Meta Business, Adwords, Appsflyer, Adjust,...
Sau khi đã thu thập xong các dữ liệu cần thiết, bạn cần phải tập hợp chúng vào cùng một nơi để dễ xử lý và phân tích. Với các công ty vừa và nhỏ, thì có thể sử dụng các công cụ có sẵn trên Internet như Looker Studio hoặc Google Sheet, SuperMetrics,zapier, Funnel,... Với những doanh nghiệp lớn có team Data hoặc Business Intelligence thì thường có data warehouse - bộ lưu trữ dữ liệu điện tử, cho phép truy vấn và xử lý dữ liệu ngay trên đó. Một số ứng dụng data warehouse được sử dụng phổ biến như: snowflake, Google Bigquery, Azure,...
Sau khi thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, bạn sẽ có một núi thông tin dữ liệu khổng lồ. Và sự sai sót trong dữ liệu là điều không thể tránh khỏi. Vì thế bạn cần phải lọc và làm sạch dữ liệu.
Một số công việc bạn cần lưu ý trong quá trình này như:
Những công cụ bạn có thể thực hiện ở bước này là Excel, Google Sheet, Looker Studio. Mình có thể sử dụng để lọc, xóa những dữ liệu trùng, thay đổi định dạng dữ liệu, nhóm dữ liệu để dễ dàng cho quá trình phân tích. Tuy nhiên, khi bạn có quá nhiều dữ liệu (hàng nghìn tới hàng triệu dữ liệu) cần phải xử lý, thì những công cụ phân tích chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ các marketer tốt hơn trong quá trình này như ngôn ngữ truy vấn SQL hay ngôn ngữ lập trình Python.
Sau khi đã có trường dữ liệu được xử lý, bạn tiến hành vào bước phân tích. Có 4 phương pháp phân tích chính như:
Phân tích mô tả (Descriptive Analysis): Sử dụng dữ liệu thô trong quá khứ để trả lời câu hỏi "Điều gì đã xảy ra?"
Phân tích chẩn đoán (Diagnostic Analysis): Trả lời câu hỏi "Tại sao nó xảy ra?"
Phân tích dự đoán (Predictive Analysis): Trả lời cho câu hỏi "Điều gì có thể xảy ra?"
Phân tích đề xuất (Prescriptive Analysis): Trả lời cho câu hỏi “Chúng ta nên làm gì tiếp theo?”.
Ví dụ, để tìm ra nguyên nhân chiến dịch Marketing đa kênh của tháng này thấp hơn so với KPI đặt ra, bạn áp dụng phương pháp phân tích mô tả và phân tích chẩn đoán. Bạn thực hiện các bước phân tích như sau:
Phân tích theo Metrics
Để phân tích theo chiều này, việc đầu tiên cần làm là cần hiểu rõ chỉ số chính được cấu thành bởi các chỉ số nào, từ đó đi sâu vào vấn đề của từng chỉ số. Lấy ví dụ bên trên ta sẽ có công thức như sau:
ROAS = Revenue/ Advertising spend
= (Order x AOV) / (CPM * Impression/1000)
= Click x CR x AOV/ (CPM * Impression/1000)
= CTR x CR x AOV x 1000 / CPM
ROAS không đạt như Target chủ yếu là vì CPM tăng quá cao và AOV giảm quá nhiều.
So sánh các chỉ số này so với mục tiêu ban đầu đặt ra, ROAS không đạt như Target chủ yếu là vì CPM tăng quá cao và AOV giảm quá nhiều. Từ đây, có thể đưa ra một vài giải thuyết cũng như các giải pháp cho chiến dịch sắp tới như sau (lưu ý đây chỉ là ví dụ nên chỉ đưa ra các giả thuyết cơ bản nhất, các bạn hoàn toàn có thể đưa ra nhiều lập luận và giải thuyết hơn):
Để phân tích theo chiều này đòi hỏi phải thể hiện kết quả ở nhiều dimension khác nhau để tìm kiếm Insights. Ví dụ như với đề bài bên trên, có thể cắt lớp kết quả chiến dịch dưới nhiều góc nhìn từ nhóm khách hàng, nhóm sản phẩm, nhóm Creative, kênh quảng cáo,…
Phân tích theo các lớp cắt từ nhóm khách hàng
Phân tích theo các lớp cắt từ kênh quảng cáo
Nhìn vào các bảng biểu trên, có thể thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm khách hàng và kênh quảng cáo cụ thể:
Ngoài ra, với những bài toán phân tích phức tạp để trả lời cho các câu hỏi khó hơn. Ví dụ: “Làm thế nào để đánh giá xem mức KPI giao cho team trong năm nay có phù hợp hay không” thì bạn cũng có thể áp dụng một số kỹ thuật phân tích dữ liệu chuyên sâu như:
Phân tích tổ hợp (Cohort Analysis)
Phân tích hồi quy (Regression Analysis)
Phân tích chuỗi thời gian (Time Series Analysis)
Để thực hiện được các kỹ thuật phân tích này, đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức về technical, thường sẽ được làm bởi các bạn Data Analyst hay Business Intelligence Analyst. Tuy nhiên, Marketer cũng nên tìm hiểu và nên có hiểu biết cơ bản về kiến thức này để tận dụng vào công việc chuyên môn của mình.
>>> Xem thêm: Khoá học Data Analyst - Đào tạo toàn diện kiến thức, kỹ năng phân tích dữ liệu trong 6-8 tháng.
Trực quan hoá dữ liệu là biến những dữ liệu thô thành bảng, biểu khoa học để người xem có thể dễ dàng nhìn ra được thông tin, xu hướng, Insight cần thiết, đồng thời nắm bắt được thông tin muốn truyền tải.
Với bước này, bạn cần có về biểu đồ cơ bản để sử dụng phù hợp với từng loại dữ liệu. Các phần mềm bạn có thể sử dụng tính năng mô hình hoá dữ liệu trong Google Sheet, Looker Studio. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các phần mềm trực quan hoá dữ liệu chuyên dụng như Tableau hay Power BI,... với kho template biểu đồ đa dạng và cho phép trực quan hoá được đa dạng các loại dữ liệu và có nhiều tính năng nâng cao khác.
Đây là bước cuối cùng và được xem là bước đơn giản nhất trong quy trình Data analytics, nếu thực hiện tốt bước 5 “Phân Tích Dữ Liệu”. Lúc này, cần đưa ra các yếu tố phân tích có ý nghĩa (đưa ra được lập luận đã được kiểm định hay cần được cân nhắc) với sự Backup bởi dữ liệu cụ thể.
Từ đó, có thể thấy được vấn đề đang tồn tại và đề xuất được những phương hướng hành động hoặc bài học kinh nghiệm cho các chiến dịch tiếp theo. Thậm chí, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể ước tính được kết quả tương ứng với từng sự thay đổi/ hành động như dự định.
Công cụ bạn có thể sử dụng trong bước này là Jupier Notebook.
Trên đây là quy trình phân tích dữ liệu chi tiết trong Marketing. Với sự ảnh hưởng ngày càng lớn của dữ liệu trong Marketing thì việc trang bị kỹ năng phân tích và rất cần thiết với Marketer. Hy vọng với những thông tin trên đây, sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và có thể ứng dụng thực tế trong công việc chuyên môn của mình.
Nếu bạn muốn trau dồi kỹ năng phân tích dữ liệu, tham khảo ngay KHOÁ HỌC DATA ANALYST tại MindX, giúp bạn sử dụng thành thạo các công cụ và các kỹ năng phân tích dữ liệu cơ bản, phục vụ cho công việc chỉ sau 2 tháng học.
Xem chi tiết chương trình học TẠI ĐÂY.