Rất nhiều người hiện nay còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm lập trình web và thiết kế web. Và nếu bạn đang muốn khám phá thế giới web rộng lớn thì cần phải phân biệt được hai khái niệm “thiết kế web” và “lập trình web”.
Đối với thiết kế web, bạn sẽ phải quan tâm tới phần “hình thức” của website đó. Bao gồm: thiết kế, ý tưởng, layout, màu sắc... Tất cả được thiết kế làm sao cho người xem, khách hàng cảm thấy thu hút, hấp dẫn và ấn tượng đối với website của bạn. Và tất nhiên là thiết kế web không cần biết code. Chính vì vậy nên “dân ngoại đạo” hoàn toàn có thể thiết kế web được một cách dễ dàng.
Vậy lập trình web là gì? Lập trình web chính là việc bạn cần làm để đảm bảo các thiết kế có thể được ứng dụng và vận hành trên website. Có thể nói một cách dễ hiểu là để website hoạt động được thì cần phải có bộ phận lập trình web tốt. Để lập trình website được bạn cần biết code, đó chính là kiến thức cơ bạn nhất bạn cần học.
Để có thể bước chân vào thế giới lập trình web thì bạn cần tìm hiểu và nắm rõ các thuật ngữ lập trình như sau:
Website được hiểu là tập hợp các file được lưu trũ trên các máy tính gọi là máy chủ.
Server được coi là các máy tính dùng để “host” website, có thể hiểu thông thường là lưu trữ các file của website. Các server được kết nối, liên kết với nhau trong mạng lưới khổng lồ interner.
Browers là các phần mềm chạy trên máy tính của bạn. Chúng sẽ tải các file của website thông qua kết nối của internet. Máy tính của bạn sẽ được coi như client và được kết nối tới server.
Thường xuyên sử dụng internet thì chắc chắn bạn sẽ khá quen thuộc với cụm “www” rồi đúng không? World Wide Web – WWW, viết tắt là web là một trong hàng nghìn dịch vụ phổ biến trên internet. Như chúng ta đã biết, web được xây dựng chủ yếu trên nền văn bản, đồ họa và các hiệu ứng tương tác.
Có thể thấy web đã trở nên rất phổ biến và trở thành một phần quan trọng và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Với sự phát triển của người dùng hiện nay thì các web “động” ngày càng thu hút được độc giả. Để tạo được các trang web động bạn cần sáng tạo được các hiệu ứng bắt mắt, có tương tác với người dùng, thông tin được cập nhật nóng hổi từng giờ, có kiểm tra dữ liệu người dùng nhập vào và có thông báo nhắc nhở.
Nếu bạn có nền tảng lập trình web vững thì việc tạo được một trang web động là khá đơn giản. Và khi đó bạn sẽ điều khiển được các thành phần có trong trang web của mình, có sự chủ động tương tác với người dùng, thu hút sự chú ý của người dùng hơn.
Giống như WWW thì HTTP cũng khá quen thuộc với người dùng internet, đặc biệt với người tự học lập trình web tại nhà. Là giao thức chuyển giao siêu văn bản trên web, HTTP được coi như một ngôn ngữ “nói chuyện” giữa Web clients (trình duyệt web) và Web servers (máy chủ).
Giao thức này là một tập hợp các quy định dùng để trao đổi các tài liệu (bao gồm: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, các tập tin đa truyền thông khác...) giữa web servers và trình duyệt web.
Cụ thể, khi bạn gõ vào trình duyệt web một địa chỉ/đường link trang web nào đó, trình duyệt web khi đó sẽ gửi cho bạn một yêu cầu qua giao thức HTTP đến web server. Lúc đó web server sẽ thực hiện nhận yêu cầu, xử lý (nếu có) và đưa ra kết quả là trang web cho trình duyệt. Thông thường, người ra gọi giao thức HTTP là giao thức phi trạng thái (stateless) bởi mỗi yêu cầu, mỗi lệnh đều được xử lý, thực thi một cách độc lập, giữa các lệnh không có mối ràng buộc, liên quan.
Trong quá trình sử dụng internet, bạn sẽ thấy có một số trình duyệt có giao thức HTTP và cũng có một số trình duyệt có giao thức HTTPS phải không? Tại sao lại có sự khác biệt này?
Trước đây, đa số các website đều sử dụng giao thức HTTP để truyền tải dữ liệu giữa web server và trình duyệt web. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể nhận thấy giao thức HTTP không bảo mật nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin bị mất cắp.
Để hạn chế xảy ra các trường hợp này, một giao thức mới bảo mật hơn đã ra đời. HTTPS – HypeText Transfer Protocol Secure, chính là sự kết hợp giữa giao thức bảo mật TLS/SSL và giao thức HTTP. Sự ra đời của HTTPS đã giúp việc trao đổi thông tin trên internet trở nên an toàn và bảo mật hơn. Nếu tinh mắt, bạn sẽ thấy các trang web thanh toán online, thương mại điện tử, các tổ chức ngân hàng, tài chính... đều đăng ký sử dụng giao thức HTTPS trong truyền nhận dữ liệu. Cũng chính vì sự bảo mật và an toàn nên giao thức HTTPS thường được ứng dụng trong các loại hình kinh doanh online.
Trước đây, khi internet ra đời, để truy cập địa chỉ của một website khá dễ dàng nhưng một số người dùng lại khó nhớ được những địa chỉ web đó. Vấn đề được đặt ra là cách thức quy định đặt tên địa chỉ trang web như thế nào để giúp người dùng dễ dàng nhớ và truy cập.
URL là gì? Ra đời nhằm mục đích giúp người dùng dễ truy cập nguồn tài nguyên trên internet, URL được hiểu nôm na là địa chỉ trên internet, cú pháp đầy đủ của URL có dạng: scheme://<host>[:port] [<path>[?<querystring>]]
Trong đó:
Để tự học lập trình web cơ bản tại nhà thì không thể không biết tới HTML. HTML – ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản là loại ngôn ngữ dùng để tạo trang web. Ngôn ngữ HTML có đặc điểm sau:
Hiện nay, ngôn ngữ HTML đã phong phú hơn bởi người dùng đã có những yêu cầu cao hơn trong việc xử lý, tìm kiếm nguồn tài nguyên trên internet. Cụ thể, để giúp trang web sinh động, bắt mắt và thu hút người dùng thì các lập trình viên phải sử dụng thêm các kỹ thuật chèn plugin như: Video player, applet, Flash...
Trong quá trình tìm hiểu thông tin lập trình web, bạn sẽ thấy ngôn ngữ HTML5 sẽ giúp bạn dễ dàng và đơn giản hơn trong quá trình tạo web. Cụ thể, HTML5 đã bổ sung thêm rất nhiều các thẻ đánh dấu mới như: <header>, <footer>, <nav>, <section>, <video>,... Có thể nói là những nhà lập trình viên web trong tương lại thì bạn nên cập nhật HTML5.
Trên đây là một số thuật ngữ thông dụng cho việc tự học lập trình web cơ bản tại nhà cho người mới bắt đầu. Trong quá trình học, để nâng cao kiến thức, các học viên cần tham khảo, tìm hiểu các thuật ngữ chuyên sâu hơn.
Có thể thấy, lập trình web không những mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới mà còn giúp bạn tiếp cận được với nguồn tri thức khổng lồ. Để có thể tự học lập trình web tại nhà, bạn cần bắt đầu từ đâu? MindX sẽ hướng dẫn bạn!
Tất nhiên để có thể tạo một website riêng cho mình thì bạn cần nắm rõ được cấu tạo của một trang web cơ bản.
Phần đặt logo: Đây là nơi đặt logo của trang web
Phần để quảng cáo: Nơi bạn đặt các quảng cáo nếu có
Phần menu: Menu hiển thị các phần đề mục, chuyên mục cho trang web của bạn
Nếu bắt tay vào tìm hiểu sâu hơn một chút, bạn sẽ biết được lập trình web sử dụng khá nhiều những ngôn ngữ lập trình phổ biến khác nhau. Tất nhiên là nếu có điều kiện và “đủ sức tải” thì học và biết được hết các ngôn ngữ lập trình web là rất tốt. Còn không, để lập trình web cơ bản bạn chỉ cần biết được một ngôn ngữ lập trình.
Lập trình web sử dụng các ngôn ngữ lập trình web khác nhau như: Java, C++, Python, PHP... Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Và để tìm hiểu về lập trình web, bạn nên tham khảo và lựa chọn cho mình một ngôn ngữ lập trình phù hợp. Nếu bạn nắm được một ngôn ngữ thì việc cho ra đời một website cơ bản là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn website của mình ấn tượng, thu hút hơn thì cần tìm hiểu và trau dồi thêm các loại ngôn ngữ lập trình khác.
Trong quá trình làm nghề và đào tạo hiện nay, MindX thấy tự học lập trình web cơ bản tại nhà cho người mới bắt đầu thì thường lựa chọn ngôn ngữ PHP đầu tiên. Có thể nói, PHP là ngôn ngữ lập trình với mã nguồn mở, có thể nhúng vào HTML. Bên cạnh đó, tốc độ của ngôn ngữ PHP khá nhanh gọn, cú pháp sử dụng gần giống Java và C++. Một ưu điểm to lớn của ngôn ngữ PHP là trên thế giới hiện nay công đồng lập trình PHP rất lớn và từ đó mở ra vô số cơ hội nghề nghiệp trong và ngoài nước cho bạn.
>>> Đừng quên tham khảo: Kinh nghiệm xương máu khi học lập trình của những người thành công
Nếu bạn muốn học lập trình web cơ bản tại nhà thì có thể tìm kiếm các khóa học online. Có những khóa học sẽ mất phí nhưng cũng có những khóa miễn phí nhé. Vì là tự học nên chắc chắn bạn sẽ chủ động về mặt thời gian cũng như có thể học mọi lúc mọi nơi.
Hiện nay có rất nhiều khóa học lập trình cơ bản online tại nhà. Một trong những công cụ tìm kiếm “kinh điển” nhất chính là Google. Bạn có thể lên google để tìm các nơi đào tạo lập trình web cơ bản online hoặc tìm hiểu các bài học, thông tin về lập trình web. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm trên google bạn sẽ được tiếp cận với nguồn thông tin vô cùng lớn. Chính vì vậy, bạn cần thật cẩn thận, biết lựa chọn, chọn lọc kĩ để giúp quá trình tự học của bạn có hiệu quả nhất.