Product Management là lĩnh vực quản lý sản phẩm công nghệ. Trong đó, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý 1 phần hoặc toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm. Trong quy trình này, bạn sẽ làm việc với các stakeholders (Data Analyst, UI/UX Designer, Developer, Tester, Marketer, Salesman,...) để đảm bảo quá sản phẩm được tạo ra đáp hướng về người dùng cuối. Người làm Product Management đóng vai trò quan trọng cho sự thành bại của sản phẩm. Chính vì thế, ngành nghề này ngày càng trở nên tiềm năng và được tuyển dụng rất nhiều.
Các vị trí công việc phổ biến trong ngành Product Management bao gồm:
Mặc dù Product Management rất phổ biến ở thị trường lao động nước ngoài (xếp thứ 2 trong danh sách công việc hấp dẫn nhất toàn cầu - Theo báo cáo của Glassdoor 2022), nhưng nó chỉ mới được biết đến rộng rãi hơn tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Vì các công ty công nghệ Việt Nam đang chuyển dần từ mô hình outsourcing (gia công, xuất khẩu phần mềm) sang Product IT (phát triển sản phẩm hướng về người dùng cuối). Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự chuyên môn trong lĩnh vực Product Management. Theo dự báo của VietNamworks, ngành nghề này sẽ còn phát triển hơn nữa trong những năm tới.
Công việc của người làm Product Management không bó hẹp trong vùng chuyên môn hẹp. Họ chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong quy trình phát triển sản phẩm, làm việc với các stakeholders, từ khâu nghiên cứu (research), phân tích, lên ý tưởng, đến thiết kế UI/UX, làm việc với Developer để lập trình và phối hợp với marketing, sales để launching sản phẩm ra ngoài thị trường. Vì vậy, công việc của PM luôn đa dạng, không bao giờ nhàm chán và luôn có cơ hội để học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới.
Với sự tăng trưởng của ngành công nghệ và sự quan trọng của vị trí Product Manager trong quá trình phát triển sản phẩm, thu nhập của các nhân viên trong lĩnh vực này cũng rất cao. Theo trang Glassdoor, mức lương trung bình cho vị trí Product Manager trên thế giới hiện nay là khoảng 120,000 đô/năm. Tại Việt Nam, mức lương của PM cũng rất hấp dẫn, dao động từ 30-50 triệu đồng/tháng. (Mức thu nhập Product Manager sẽ còn cao hơn nữa phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng,...)
Có kinh nghiệm và kỹ năng về Product Management, bạn có thể dễ dàng thăng tiến và có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ. Với kinh nghiệm và thành tích tốt, bạn có thể trở thành Senior Product Manager hoặc Head of Product và quản lý toàn bộ quy trình phát triển sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành chuyên gia tư vấn cho các công ty hoặc start-up trong lĩnh vực công nghệ với tỷ lệ thành công cao.
Lĩnh vực Product Management giàu tiềm năng nhưng là một ngành yêu cầu phải có rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có nơi đào tạo chính quy dành cho những người muốn theo đuổi ngành nghề này. Vì thế, PM hay PO thường sẽ xuất phát từ 1 vị trí chuyên môn trong nhóm ngành công nghệ như Developer, IT Business Analyst,... hoặc các ngành nghề khác như kinh doanh, marketing,... Chính vì thế, nếu bạn muốn trở thành Product Manager, Product Owner hay 1 vị trí khác trong ngành này, bạn có thể bắt đầu từ UI/UX Design, Tester hoặc Developer,.... Sau đó tìm hiểu thêm về các công việc quản lý sản phẩm và phát triển lên.
Bên cạnh đó, đối với người mới bắt đầu hoặc người không làm trong lĩnh vực IT, bạn có tham gia các khóa học ngắn hạn về Product Management để trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về quản lý sản phẩm. Sau đó, thực hành bằng cách build 1 sản phẩm số bất kỳ có user sử dụng hoặc xin thực tập tại các công ty công nghệ. Quá trình này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm thực tế để ứng tuyển các vị trí trong ngành Product Management.
>>> Tham khảo: Khoá học Product Management tại MindX (Lộ trình 6 tháng - Hỗ trợ việc làm trọn đời)
Như vậy, ngành Product Management là một trong những ngành hot, lương cao và cực kỳ tiềm năng trong thời đại số hiện nay. Để có thể dễ dàng thăng tiến cũng như cơ hội việc làm trong Product Manager, bạn cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ và sản phẩm, có kinh nghiệm,... Và trên đây là những thông tin bạn nên biết về ngành Product Manager, mong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên tiếp tục theo dõi MINDX để có thêm những kiến thức về công nghệ khác nhé!