post
Thông tin hữu ích
208

Social Marketing: Chiến lược Marketing hiệu quả cho kỷ nguyên số

Social Marketing không đơn thuần là việc quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội mà còn là một chiến lược toàn diện giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, tạo dựng lòng tin và thúc đẩy sự tương tác. Hãy cùng MindX khám phá một số khía cạnh cơ bản của Social Marketing qua bài viết dưới đây để nắm bắt được mục tiêu, các hoạt động của social marketing và tầm quan trọng của content trong social marketing.

1. Social Marketing là gì?

Trong bài viết “Social Marketing: An Approach to Planned Social Change” được đăng trên tạp chí Journal of Marketing, Kotler, P., và Zaltman, G. đã định nghĩa “Social marketing là việc thiết kế, thực hiện và kiểm soát các chương trình nhằm tăng cường sự chấp nhận của các ý tưởng xã hội, bao gồm các cân nhắc về sản phẩm, lập kế hoạch, giá cả, truyền thông, phân phối và nghiên cứu thị trường."
Trong cuốn “Marketing Social Change: Changing Behavior to Promote Health” của Alan Andreasen đã đưa ra khái niệm social marketing là “việc áp dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của marketing để tác động đến hành vi của một đối tượng mục tiêu nhằm cải thiện lợi ích xã hội cũng như lợi ích cá nhân."
Như vậy, social marketing xét trên khía cạnh marketing sản phẩm là việc sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật marketing để thúc đẩy sự chấp thuận và sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại lợi ích xã hội. Thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận kinh doanh, chiến lược này hướng đến việc tạo ra những thay đổi tích cực trong hành vi của người tiêu dùng, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Social Marketing là gì?

2. Social Marketing làm gì?

Một số mục tiêu cụ thể của social marketing bao gồm:

  • Tăng cường nhận thức về sản phẩm: Đặc điểm của chiến lược social marketing đó là bên cạnh giới thiệu các tính năng, lợi ích và giá trị thương mại của sản phẩm, nhãn hàng sẽ nhấn mạnh hơn đến lợi ích xã hội hay chính là ‘sứ mệnh xã hội’ mà họ đang thực hiện.
  • Thúc đẩy hành vi mua sắm ‘có trách nhiệm: Các chiến lược social marketing hướng đến khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường v.v. bằng cách tạo ra nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêu dùng có trách nhiệm và tác động tích cực của nó đối với cộng đồng.
  • Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu: Social Marketing bao gồm mục tiêu xây dựng quan hệ bền vững với khách hàng thông việc việc nhấn mạnh vào các giá trị xã hội mà thương hiệu theo đuổi; tạo ra một cộng đồng người tiêu dùng trung thành và ủng hộ các mục tiêu xã hội mà thương hiệu hướng đến.
  • Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp: Social Marketing sử dụng các giá trị xã hội để tạo sự khác biệt cho sản phẩm và thương hiệu trên thị trường bằng cách nhấn mạnh vào các cam kết xã hội của doanh nghiệp. Từ đó, các sản phẩm và hình ảnh về thương hiệu trở nên thân thiện hơn, tăng yếu tố cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.
  • Thúc đẩy các hoạt động cộng đồng: Social Marketing cần hướng đến mục tiêu khuyến khích khách hàng tham gia vào các hoạt động cộng đồng, chiến dịch xã hội do doanh nghiệp tổ chức hoặc tài trợ. 


Social Marketing làm gì?

Để đạt được các mục tiêu trên, hoạt động chính của marketing social bao gồm:

  • Nghiên cứu và phân tích đối tượng mục tiêu
  • Phát triển chiến lược và thiết kế thông điệp
  • Lựa chọn kênh truyền thông
  • Thiết kế và triển khai chương trình
  • Khuyến khích và thúc đẩy đối tượng thay đổi hành vi
  • Đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch

>>> Học digital marketing trên mạng xã hội online

3. Content social marketing

Content trong Marketing social là những nội dung được tạo ra và chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội nhằm thúc đẩy các mục tiêu xã hội và kết nối với đối tượng mục tiêu.

3.1. Tầm quan trọng của content đối với social marketing

Trong Social Marketing, content đóng vai trò là phương tiện truyền tải thông điệp, tạo kết nối với đối tượng mục tiêu và thúc đẩy thay đổi hành vi. Vai trò của content đối với social marketing được thể hiện qua các chức năng sau:

  • Truyền tải thông điệp: Content giúp truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả. Thông qua các bài viết, video, hình ảnh, và infographics, thông điệp có thể được trình bày một cách hấp dẫn và dễ hiểu, giúp người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ.
  • Tạo sự kết nối và tương tác với đối tượng: Nội dung chất lượng cao có thể thu hút sự chú ý và tạo ra sự kết nối cảm xúc với đối tượng mục tiêu. Khi khách hàng cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, họ sẽ dễ dàng tương tác và gắn bó với thương hiệu hơn.
  • Thúc đẩy thay đổi hành vi đối tượng: Nội dung có thể tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của người tiêu dùng. Bằng cách chia sẻ các thông tin khoa học, số liệu thống kê, và câu chuyện cá nhân, content có thể thuyết phục người tiêu dùng thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
  • Tạo sự khác biệt và tăng cạnh tranh cho thương hiệu: Content độc đáo và sáng tạo giúp thương hiệu nổi bật giữa đám đông. Những câu chuyện chân thực, truyền cảm hứng và thông điệp sâu sắc có thể tạo nên sự khác biệt và ghi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng.
  • Công cụ đánh giá hiệu quả của chiến dịch: Thông qua việc phân tích phản hồi và tương tác từ người tiêu dùng với nội dung, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Các chỉ số như lượt xem, lượt chia sẻ, bình luận và tương tác giúp đánh giá mức độ thành công và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Content social marketing

3.2. Các loại content social marketing phổ biến và hiệu quả

Content social marketing có thể được chia thành nhiều dạng khác nhau, mỗi loại phù hợp với mục đích và đối tượng mà chiến dịch muốn nhắm đến. Dưới đây là một số loại content phổ biến và hiệu quả trong social marketing: 

  • Content giới thiệu sản phẩm: Bao gồm video, hình ảnh, bài viết giới thiệu sản phẩm mới, những tính năng nổi bật và cách sản phẩm này có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng. Content này giúp nâng cao nhận thức về sản phẩm và khơi dậy sự quan tâm của khách hàng tiềm năng.
  • Content tương tác và thảo luận: Mục đích của loại content này là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng cường sự tương tác và cam kết với thương hiệu. Bao gồm bài viết, video, livestreaming để khuyến khích người dùng tham gia vào các cuộc thảo luận, đặt câu hỏi, chia sẻ ý kiến và trải nghiệm về sản phẩm.
  • Content khuyến mãi và quảng cáo: Bao gồm các bài viết, hình ảnh, video quảng cáo sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, mua hàng kèm quà tặng, voucher, ưu đãi. Các loại hình này nhằm kích thích nhu cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ.
  • Content dạng câu chuyện: Bao gồm các câu chuyện cá nhân, chia sẻ hành trình thành công của những người dùng sản phẩm, ảnh hưởng của sản phẩm đối với cuộc sống của họ. Mục đích của loại content này là nhằm truyền cảm hứng, tạo động lực cho khách hàng, xây dựng mối quan hệ sâu sắc và tăng uy tín cho thương hiệu.

Các loại content social marketing phổ biến và hiệu quả

3.3. Bí quyết để tạo ra content social marketing thu hút và hấp dẫn

Có 3 yếu tố mà bạn cần đảm bảo để có thể tạo ra content social marketing có sức lan tỏa và thu hút đối tượng mục tiêu đó là:

  • Xác định chính xác đối tượng mục tiêu: Mỗi thông điệp sẽ truyền tải tới một nhóm đối tượng nhất định, xác định chính xác đối tượng mục tiêu là căn cứ cơ bản nhất để bạn thiết kế một thông điệp truyền thông. Thông điệp về sản phẩm cần rõ ràng, với mỗi nhóm đối tượng thì thông điệp đó cần phù hợp, dễ hiểu.
  • Câu chuyện truyền cảm hứng và kết quả: Đây là yếu tố dựa trên xu hướng xã hội. Sự xuất hiện của hàng loạt KOL và KOC chính là minh chứng cho thấy xu hướng content hiện nay tiếp cận dễ dàng hơn nhờ các câu chuyện truyền cảm hứng và thành quả. Khách hàng quan tâm đến câu chuyện về sản phẩm, về người tạo ra sản phẩm và đồng thời quan tâm đến thành quả mà sản phẩm đã đạt được. 
  • Xuất phát từ ‘sứ mệnh xã hội’: Mỗi một doanh nghiệp, nhãn hàng đều có cho mình sứ mệnh xã hội riêng, đó là những đóng góp của họ cho sự phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội. Content social marketing cần xuất phát từ ‘sứ mệnh xã hội’ bởi bản chất và mục đích của hoạt động này là lợi ích thương mại gắn liền với giá trị cống hiến xã hội.


Bí quyết để tạo ra content social marketing thu hút và hấp dẫn

3.4. Các concept social marketing phổ biến

Concept social marketing thường được hiểu là các ý tưởng, chiến lược và phương pháp được áp dụng trong marketing social để thúc đẩy các mục tiêu cụ thể. Một số social marketing concept phổ biến có thể kể đến bao gồm:

  • Xây dựng cộng đồng (Community Building): Xây dựng và phát triển các cộng đồng trên mạng xã hội để tăng cường tương tác và cam kết từ người dùng.
  • Giáo dục và nhận thức (Education and Awareness): Cung cấp thông tin và giáo dục để nâng cao nhận thức của đối tượng về các vấn đề xã hội gắn với ưu điểm của sản phẩm trong việc góp phần giải quyết các vấn đề đó.
  • Thay đổi hành vi (Behavior Change): Tập trung vào việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng để khuyến khích họ thực hiện các hành động có lợi cho xã hội và môi trường.
  • Câu chuyện và cảm xúc (Storytelling and Emotions): Sử dụng các câu chuyện và cảm xúc để kết nối một cách sâu sắc và tạo động lực cho người tiêu dùng.
  • Tương tác và tham gia (Engagement and Participation): Khuyến khích sự tương tác và tham gia từ phía người dùng thông qua các hoạt động thú vị và ý nghĩa.

>>> Lộ trình học Content social marketing cho người mới bắt đầu

4. Ưu và nhược điểm của social marketing

Về tổng thể, marketing social đang mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nếu biết triển khai bài bản. Tuy nhiên, đây cũng là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp đang cùng triển khai, vậy nên tính cạnh tranh là rất cao.

4.1. Ưu điểm của social marketing

  • Khả năng tiếp cận rộng rãi: Social Marketing cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Tối ưu chi phí: So với các hình thức quảng cáo truyền thống như TVC, phát thanh hay báo chí, marketing social thường có chi phí thấp hơn.
  • Tương tác trực tiếp với khách hàng và dễ dàng đo lường hiệu quả: Social Marketing cho phép các doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội. Đây cũng là một trong số các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của của hoạt động marketing. 
  • Bên cạnh đó, marketing social cũng cung cấp các công cụ phân tích và báo cáo để doanh nghiệp dễ dàng đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.


Ưu điểm của social marketing

4.2. Nhược điểm của Social Marketing

  • Thay đổi thuật toán liên tục: Hoạt động social marketing phần lớn phụ thuộc vào các nền tảng mạng xã hội. Việc các nền tảng này thường xuyên thay đổi thuật toán hiển thị nội dung sẽ khiến cho chiến dịch marketing phải thường xuyên thay đổi và điều chỉnh để phù hợp.
  • Tính cạnh tranh cao: Với sự phát triển nhanh chóng của marketing social, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo và tối ưu hóa nội dung để thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Quản lý khủng hoảng và rủi ro về hình ảnh thương hiệu: Mạng xã hội là nơi thông tin lan truyền nhanh chóng, do đó, bất kỳ sai sót hoặc phản ứng tiêu cực nào từ phía khách hàng cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu.
  • Khi có sự cố hoặc khủng hoảng xảy ra, việc quản lý thông tin và phản ứng trên mạng xã hội đòi hỏi sự nhanh nhạy và khéo léo, nếu không sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực lớn.
     

Social Marketing mang lại nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về chiến lược, kỹ năng, và quản lý để đạt được hiệu quả cao. Đừng quên theo dõi website của MindX để cập nhật thêm các nội dung kiến thức hữu ích về marketing nhé!
 

Đánh giá bài viết

0

0/5 - 0 lượt bình chọn